5. Trăn gấm (10m). Là một loài trăn bản địa Nam Á, trăn gấm (Malayopython reticulatus) được trang trí bằng hoa văn hình kim cương rất dễ nhận biết. Trăn gấm được công nhận là loài rắn dài nhất trên Trái đất hiện nay.Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Vương quốc Anh, trăn gấm thường dài tới hơn 6,25 m. Kích thước cùng với tính khí thất thường của nó trong tự nhiên đôi khi gây hại cho con người: Trong một sự cố vào năm 2018, một phụ nữ ở Indonesia được phát hiện nằm trong bụng một con trăn căng phồng.Tuy nhiên, những sinh vật này cũng có lúc dịu dàng. Giống như các loài trăn khác, những con cái bao bọc trứng của chúng một cách tinh vi và co cơ nhịp nhàng để tạo ra nhiệt truyền cho con cái, tăng cơ hội sống sót trước cái lạnh, theo Sở thú San Diego.4. Trăn anaconda xanh (10 m). Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) lặng lẽ trườn qua các đầm lầy và khe suối ở Amazon, nơi chúng có thể sống đủ lâu để đạt chiều dài hơn 9 m. Đây là loài rắn nặng nhất trên Trái Đất ngày nay, một số cá thể nặng tới 250 kg, theo Vườn thú quốc gia và Viện sinh vật học bảo tồn Smithsonian.Chúng sử dụng cơ thể đồ sộ để siết chết con mồi như chuột lang nước, cá sấu caiman và hươu. Không có kỷ lục chính thức nào về con trăn anaconda xanh lớn nhất, nhưng năm 2016, công nhân xây dựng ở Brazil từng gặp một con trăn dài ước tính 10 m và nặng 399 kg.Khối lượng cơ bắp trong cơ thể trăn quấn quanh sẽ khiến con mồi đau tim, tim ngưng đập. Cách đó sẽ làm con mồi bất động hồi lâu để trăn anaconda xanh có thời gian nuốt chửng toàn bộ, thường từ phần đầu trước.3. Gigantophis garstini (10m). Gigantophis garstini là một loài quái vật khổng lồ sống khoảng 40 triệu năm trước ước tính dài từ 7 - 10 m. Loài vật siết mồi này được phát hiện ở Ai Cập năm 1901, có thể cuộn quanh con mồi lớn như tổ tiên loài voi và nuốt chửng toàn bộ. Giới khoa học phát hiện Gigantophis có họ với một loài khổng lồ đã tuyệt chủng khác là Madtsoia ở Ấn Độ, chứng tỏ loài rắn khổng lồ từng phân bố rộng khắp châu Á.2. Palaeophis colossaeus (12m). Loài rắn biển này đã sinh sống ở đại dương cổ đại từng nằm trên một phần của Bắc Phi 100 triệu năm trước. Khi bộ xương hóa thạch của nó được phát hiện ở sa mạc Sahara ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tính toán từ các mẫu được thu thập và ước tính rằng loài này có thể dài tới hơn 12 m.Điều đó khiến nó trở thành loài rắn biển dài nhất từng được tìm thấy. Đầu của con rắn chưa được phát hiện, nhưng từ bộ xương của nó, các nhà nghiên cứu xác định rằng miệng của sinh vật khổng lồ này đủ lớn để nuốt chửng cả con cá voi nhỏ. Hậu duệ của nó là rắn biển ngày nay lại nhỏ bé hiếm khi dài quá 2 m.1. Có kích thước ngang với khủng long bạo chúa, Titanoboa từng thống trị các khu rừng ẩm ướt và sông ngòi ở Nam Mỹ. Đây là loài rắn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.Có niên đại 60 triệu năm trước, Titanoboa là tổ tiên tiền sử của trăn anaconda ngày nay. 250 chiếc xương sống của nó tạo thành bộ xương dài 13 m. Nó phát triển nhờ ăn cá sấu và cá trên sông. Cân nặng ước tính của Titanoboa vào khoảng 1.130 kg, theo Đại học Indiana. Hóa thạch loài này được phát hiện vào đầu những năm 2.000 ở thành hệ Cerrejón tại Colombia.Mời quý độc giả xem video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.
5. Trăn gấm (10m). Là một loài trăn bản địa Nam Á, trăn gấm (Malayopython reticulatus) được trang trí bằng hoa văn hình kim cương rất dễ nhận biết. Trăn gấm được công nhận là loài rắn dài nhất trên Trái đất hiện nay.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Vương quốc Anh, trăn gấm thường dài tới hơn 6,25 m. Kích thước cùng với tính khí thất thường của nó trong tự nhiên đôi khi gây hại cho con người: Trong một sự cố vào năm 2018, một phụ nữ ở Indonesia được phát hiện nằm trong bụng một con trăn căng phồng.
Tuy nhiên, những sinh vật này cũng có lúc dịu dàng. Giống như các loài trăn khác, những con cái bao bọc trứng của chúng một cách tinh vi và co cơ nhịp nhàng để tạo ra nhiệt truyền cho con cái, tăng cơ hội sống sót trước cái lạnh, theo Sở thú San Diego.
4. Trăn anaconda xanh (10 m). Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) lặng lẽ trườn qua các đầm lầy và khe suối ở Amazon, nơi chúng có thể sống đủ lâu để đạt chiều dài hơn 9 m. Đây là loài rắn nặng nhất trên Trái Đất ngày nay, một số cá thể nặng tới 250 kg, theo Vườn thú quốc gia và Viện sinh vật học bảo tồn Smithsonian.
Chúng sử dụng cơ thể đồ sộ để siết chết con mồi như chuột lang nước, cá sấu caiman và hươu. Không có kỷ lục chính thức nào về con trăn anaconda xanh lớn nhất, nhưng năm 2016, công nhân xây dựng ở Brazil từng gặp một con trăn dài ước tính 10 m và nặng 399 kg.
Khối lượng cơ bắp trong cơ thể trăn quấn quanh sẽ khiến con mồi đau tim, tim ngưng đập. Cách đó sẽ làm con mồi bất động hồi lâu để trăn anaconda xanh có thời gian nuốt chửng toàn bộ, thường từ phần đầu trước.
3. Gigantophis garstini (10m). Gigantophis garstini là một loài quái vật khổng lồ sống khoảng 40 triệu năm trước ước tính dài từ 7 - 10 m. Loài vật siết mồi này được phát hiện ở Ai Cập năm 1901, có thể cuộn quanh con mồi lớn như tổ tiên loài voi và nuốt chửng toàn bộ. Giới khoa học phát hiện Gigantophis có họ với một loài khổng lồ đã tuyệt chủng khác là Madtsoia ở Ấn Độ, chứng tỏ loài rắn khổng lồ từng phân bố rộng khắp châu Á.
2. Palaeophis colossaeus (12m). Loài rắn biển này đã sinh sống ở đại dương cổ đại từng nằm trên một phần của Bắc Phi 100 triệu năm trước. Khi bộ xương hóa thạch của nó được phát hiện ở sa mạc Sahara ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tính toán từ các mẫu được thu thập và ước tính rằng loài này có thể dài tới hơn 12 m.
Điều đó khiến nó trở thành loài rắn biển dài nhất từng được tìm thấy. Đầu của con rắn chưa được phát hiện, nhưng từ bộ xương của nó, các nhà nghiên cứu xác định rằng miệng của sinh vật khổng lồ này đủ lớn để nuốt chửng cả con cá voi nhỏ. Hậu duệ của nó là rắn biển ngày nay lại nhỏ bé hiếm khi dài quá 2 m.
1. Có kích thước ngang với khủng long bạo chúa, Titanoboa từng thống trị các khu rừng ẩm ướt và sông ngòi ở Nam Mỹ. Đây là loài rắn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Có niên đại 60 triệu năm trước, Titanoboa là tổ tiên tiền sử của trăn anaconda ngày nay. 250 chiếc xương sống của nó tạo thành bộ xương dài 13 m. Nó phát triển nhờ ăn cá sấu và cá trên sông. Cân nặng ước tính của Titanoboa vào khoảng 1.130 kg, theo Đại học Indiana. Hóa thạch loài này được phát hiện vào đầu những năm 2.000 ở thành hệ Cerrejón tại Colombia.
Mời quý độc giả xem video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.