Đầu năm nay, có ít nhất 87 dấu chân của người Neanderthal đã tuyệt chủng được khai quật tại một bãi biển ở Matalascanas, Tây Ban Nha, trong đó có những dấu chân trẻ em bất thường trông như đang "nhảy trên cát".Điều khiến phát hiện này trở nên độc nhất là bởi đó là dấu chân của một nhóm người - độ tuổi hỗn hợp, bao gồm cả trẻ em, một số có tuổi đời còn khá trẻ.Khám phá khảo cổ này cho thấy người Neanderthal mang những đặc điểm giống con người hơn chúng ta từng nhận định. Họ là những người săn bắn, hái lượm, nên sự hiện diện của các dấu chân là do thói quen di chuyển, tìm kiếm thức ăn, đánh bắt hải sản và vận chuyển lương thực.Cũng trong năm 2021, tiến sĩ Victoria Herridge - một nhà cổ sinh vật học chuyên về các loài voi cổ đại đã thành công giải trình tự DNA lấy từ răng của voi ma mút được khai quật trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.ADN hơn một triệu năm tuổi này là ADN cổ nhất từng được giải trình tự thành công. Khám phá này đã “phá vỡ" giả thuyết cho rằng chỉ có một loài voi ma mút ở Siberia vào thời điểm đó.Phát hiện này cho thấy mặc dù điều kiện lạnh giá của lớp băng vĩnh cửu đã giúp bảo tồn ADN, nhưng việc thành công giải trình tự DNA đã hơn 1 triệu năm tuổi vẫn mang tính đột phá.Trong năm 2021 vừa qua, tiến sĩ Brenna Hasset, một nhà khảo cổ học sinh học đã khai quật một lăng mộ 3.700 năm tuổi được tìm thấy ở Tây Ban Nha. Một ngôi mộ tại khu vực này chứa hài cốt của một cặp nam nữ, cùng với một số đồ đạc cá nhân.Trong đó, đáng chú ý là hài cốt của người phụ nữ được trang trí bằng một số đồ vật quý giá, chẳng hạn như vòng tay, vòng cổ, và một chiếc vương miện bằng bạc.Điều này cho thấy, người phụ nữ cũng có địa vị xã hội cao, thậm chí có thể là quyền lực chính trị trong xã hội cổ đại. Thay đổi suy nghĩ bấy lâu rằng xã hội được điều hành bởi đấng mày râu.Tiến sĩ Suzanne Pilaar Birch - Phó Giáo sư khảo cổ học và địa lý tại Đại học Georgia ở Athens đã phân tích mới về dấu chân cổ đại được phát hiện vào những năm 1970 ở Tanzania được xác định thuộc về một loài Tông Người - một tông trong Phân họ Người chỉ bao gồm các loài người, tinh tinh cùng các tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng.Được ước tính có niên đại lên tới 3,6 triệu năm tuổi, đây là bằng chứng lâu đời nhất về sự vận động hai chân của tổ tiên loài người. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt không phải ở những phát hiện phi thường về dấu chân cổ đại, mà là tìm ra nhu cầu bảo quản các giá trị khảo cổ một cách tốt hơn.Pilaar Birch cho biết, chúng ta cần phải nâng cao quy trình bảo quản lâu dài các tài sản khảo cổ và quản lý hồ sơ.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Đầu năm nay, có ít nhất 87 dấu chân của người Neanderthal đã tuyệt chủng được khai quật tại một bãi biển ở Matalascanas, Tây Ban Nha, trong đó có những dấu chân trẻ em bất thường trông như đang "nhảy trên cát".
Điều khiến phát hiện này trở nên độc nhất là bởi đó là dấu chân của một nhóm người - độ tuổi hỗn hợp, bao gồm cả trẻ em, một số có tuổi đời còn khá trẻ.
Khám phá khảo cổ này cho thấy người Neanderthal mang những đặc điểm giống con người hơn chúng ta từng nhận định. Họ là những người săn bắn, hái lượm, nên sự hiện diện của các dấu chân là do thói quen di chuyển, tìm kiếm thức ăn, đánh bắt hải sản và vận chuyển lương thực.
Cũng trong năm 2021, tiến sĩ Victoria Herridge - một nhà cổ sinh vật học chuyên về các loài voi cổ đại đã thành công giải trình tự DNA lấy từ răng của voi ma mút được khai quật trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.
ADN hơn một triệu năm tuổi này là ADN cổ nhất từng được giải trình tự thành công. Khám phá này đã “phá vỡ" giả thuyết cho rằng chỉ có một loài voi ma mút ở Siberia vào thời điểm đó.
Phát hiện này cho thấy mặc dù điều kiện lạnh giá của lớp băng vĩnh cửu đã giúp bảo tồn ADN, nhưng việc thành công giải trình tự DNA đã hơn 1 triệu năm tuổi vẫn mang tính đột phá.
Trong năm 2021 vừa qua, tiến sĩ Brenna Hasset, một nhà khảo cổ học sinh học đã khai quật một lăng mộ 3.700 năm tuổi được tìm thấy ở Tây Ban Nha. Một ngôi mộ tại khu vực này chứa hài cốt của một cặp nam nữ, cùng với một số đồ đạc cá nhân.
Trong đó, đáng chú ý là hài cốt của người phụ nữ được trang trí bằng một số đồ vật quý giá, chẳng hạn như vòng tay, vòng cổ, và một chiếc vương miện bằng bạc.
Điều này cho thấy, người phụ nữ cũng có địa vị xã hội cao, thậm chí có thể là quyền lực chính trị trong xã hội cổ đại. Thay đổi suy nghĩ bấy lâu rằng xã hội được điều hành bởi đấng mày râu.
Tiến sĩ Suzanne Pilaar Birch - Phó Giáo sư khảo cổ học và địa lý tại Đại học Georgia ở Athens đã phân tích mới về dấu chân cổ đại được phát hiện vào những năm 1970 ở Tanzania được xác định thuộc về một loài Tông Người - một tông trong Phân họ Người chỉ bao gồm các loài người, tinh tinh cùng các tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng.
Được ước tính có niên đại lên tới 3,6 triệu năm tuổi, đây là bằng chứng lâu đời nhất về sự vận động hai chân của tổ tiên loài người. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt không phải ở những phát hiện phi thường về dấu chân cổ đại, mà là tìm ra nhu cầu bảo quản các giá trị khảo cổ một cách tốt hơn.
Pilaar Birch cho biết, chúng ta cần phải nâng cao quy trình bảo quản lâu dài các tài sản khảo cổ và quản lý hồ sơ.