1. Núi Yên Tử. Núi Yên Tử còn có tên gọi là Yên Tử sơn, Bạch Vân Sơn. Ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển, quanh năm bảo phủ bởi làn mây trắng bồng bềnh tạo nên khung cảnh huyền bí vô cùng cuốn hút.Yên Tử trở thành trung tâm Phật Giáo Việt Nam kể từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây tu hành vào năm 1299, lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu Đà. Ai nghe về Yên Tử cũng biết đây là ngọn núi linh thiêng bậc nhất, mang tinh hoa, hồn cốt của lịch sử đất Việt cũng như sở hữu khung cảnh thiên nhiên nhuốm màu kỳ bí.Trên núi Yên Tử, trúc là loài cây rất phổ biến. Trúc tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp tao nhã, thanh bạch. Đó có thể là lý do nhà vua chọn Yên Tử làm nơi tu hành và lấy tên “rừng trúc” – Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền mới của mình.Lễ hội xuân Yên Tử hàng năm từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) là dịp mà du khách tứ phương tìm đến với đất Phật nơi non cao nhiều nhất. Tới đây, khách hành hương có thể tham quan những ngôi chùa, tháp cổ kính rêu phong ẩn trong rừng trúc thâm u hay ngồi dưới tán những gốc tùng cổ thụ.2. Núi Bà Đen. Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen có độ cao 986m, nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh. Ngoài chiều cao ấn tượng, nơi đây còn có khung cảnh hữu thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ.Nơi đây nổi tiếng là một điểm đến linh thiêng của vùng đất thánh Tây Ninh, với những điển tích và câu chuyện kỳ bí gắn liền với Bà Đen - người được vua Gia Long phong hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen hiển linh trong mộng cảnh của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Đến năm 1790, chúa Nguyễn Ánh đã đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ Bà Đen.Hàng năm, khách hành hương đến viếng chùa, miếu Bà rất đông vào tháng Giêng và vào lễ vía Bà (ngày 5, 6 tháng 5 âm lịch). Người dân đến cúng bái có thể lên chùa bằng cách leo bộ 1500 bậc đá hoặc qua hệ thống cáp treo hiện đại.3. "Nóc nhà Đông Dương" Fansipan. Với độ cao tuyệt đối 3147,3 m, Fansipan không chỉ là đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà còn là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương".Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phong thủy đều cho rằng đỉnh Fansipan là một trong những điểm mốc của đường đại kinh mạch khởi phát từ nóc nhà Thế giới đến tận Vịnh Mindanao Phillippines, là điểm linh thông giữa đất và trời, hội tụ trong mình đầy đủ tinh hoa, linh khí.Năm 2018, tập đoàn Sun Group đã kiến tạo trên đỉnh Fansipan một quần thể tâm linh gồm 12 công trình, mang tinh thần của những ngôi chùa Việt cổ Bắc Bộ thế kỷ XV - XVI. Trong đó, công trình đặc biệt nhất phải kể đến Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5m, được tạo tác từ hàng chục ngàn tấm đồng mỏng, hiện đang giữ kỷ lục “Tượng Phật A Di Đà bằng đồng ở độ cao cao nhất châu Á”.Sự xuất hiện của quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan đã biến nơi đây từ một ngọn núi huyền tích trở thành chốn thiền môn thanh tịnh, nơi du khách và Phật tử đến chiêm bái, tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn. Hàng năm vẫn có rất nhiều lượt du khách đến đây với mong muốn chinh phục đỉnh Fansipan như một cột mốc trong cuộc đời.
1. Núi Yên Tử. Núi Yên Tử còn có tên gọi là Yên Tử sơn, Bạch Vân Sơn. Ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển, quanh năm bảo phủ bởi làn mây trắng bồng bềnh tạo nên khung cảnh huyền bí vô cùng cuốn hút.
Yên Tử trở thành trung tâm Phật Giáo Việt Nam kể từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây tu hành vào năm 1299, lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu Đà. Ai nghe về Yên Tử cũng biết đây là ngọn núi linh thiêng bậc nhất, mang tinh hoa, hồn cốt của lịch sử đất Việt cũng như sở hữu khung cảnh thiên nhiên nhuốm màu kỳ bí.
Trên núi Yên Tử, trúc là loài cây rất phổ biến. Trúc tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp tao nhã, thanh bạch. Đó có thể là lý do nhà vua chọn Yên Tử làm nơi tu hành và lấy tên “rừng trúc” – Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền mới của mình.
Lễ hội xuân Yên Tử hàng năm từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) là dịp mà du khách tứ phương tìm đến với đất Phật nơi non cao nhiều nhất. Tới đây, khách hành hương có thể tham quan những ngôi chùa, tháp cổ kính rêu phong ẩn trong rừng trúc thâm u hay ngồi dưới tán những gốc tùng cổ thụ.
2. Núi Bà Đen. Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen có độ cao 986m, nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh. Ngoài chiều cao ấn tượng, nơi đây còn có khung cảnh hữu thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ.
Nơi đây nổi tiếng là một điểm đến linh thiêng của vùng đất thánh Tây Ninh, với những điển tích và câu chuyện kỳ bí gắn liền với Bà Đen - người được vua Gia Long phong hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".
Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen hiển linh trong mộng cảnh của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Đến năm 1790, chúa Nguyễn Ánh đã đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ Bà Đen.
Hàng năm, khách hành hương đến viếng chùa, miếu Bà rất đông vào tháng Giêng và vào lễ vía Bà (ngày 5, 6 tháng 5 âm lịch). Người dân đến cúng bái có thể lên chùa bằng cách leo bộ 1500 bậc đá hoặc qua hệ thống cáp treo hiện đại.
3. "Nóc nhà Đông Dương" Fansipan. Với độ cao tuyệt đối 3147,3 m, Fansipan không chỉ là đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà còn là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương".
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phong thủy đều cho rằng đỉnh Fansipan là một trong những điểm mốc của đường đại kinh mạch khởi phát từ nóc nhà Thế giới đến tận Vịnh Mindanao Phillippines, là điểm linh thông giữa đất và trời, hội tụ trong mình đầy đủ tinh hoa, linh khí.
Năm 2018, tập đoàn Sun Group đã kiến tạo trên đỉnh Fansipan một quần thể tâm linh gồm 12 công trình, mang tinh thần của những ngôi chùa Việt cổ Bắc Bộ thế kỷ XV - XVI. Trong đó, công trình đặc biệt nhất phải kể đến Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5m, được tạo tác từ hàng chục ngàn tấm đồng mỏng, hiện đang giữ kỷ lục “Tượng Phật A Di Đà bằng đồng ở độ cao cao nhất châu Á”.
Sự xuất hiện của quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan đã biến nơi đây từ một ngọn núi huyền tích trở thành chốn thiền môn thanh tịnh, nơi du khách và Phật tử đến chiêm bái, tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn. Hàng năm vẫn có rất nhiều lượt du khách đến đây với mong muốn chinh phục đỉnh Fansipan như một cột mốc trong cuộc đời.