Các nhà khoa học cho biết, địa hình sần sùi kỳ lạ trên Sao Diêm Vương không giống bất cứ thứ gì được quan sát trước đây trong hệ Mặt Trời, cho thấy những núi lửa băng khổng lồ đang hoạt động tương đối gần đây trên hành tinh lùn.Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, quan sát được thực hiện bằng cách phân tích hình ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons của NASA, cho thấy bên trong Sao Diêm Vương nóng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.Kelsi Singer, tác giả nghiên cứu và là nhà khoa học hành tinh tại Viện Nghiên cứu Tây Nam của Colorado, cho biết thay vì bắn dung nham vào không khí, núi lửa băng chảy ra một "hỗn hợp nước băng đặc hơn, sệt hoặc thậm chí có thể là một dòng chảy rắn như sông băng".Các núi lửa băng đã được cho là nằm trên một số mặt trăng lạnh giá trong hệ mặt trời, nhưng Sao Diêm Vương "trông rất khác so với bất kỳ thứ gì khác mà chúng ta từng thấy", Singer nói với hãng AFP."Sao Diêm Vương có một cánh đồng băng rộng lớn duy nhất có chứa những núi lửa băng giá rất lớn và chúng có kết cấu địa hình nhấp nhô độc đáo”. Singer cho biết, rất khó xác định chính xác thời điểm các núi lửa băng được hình thành "nhưng chúng tôi tin rằng chúng có thể trẻ tới vài trăm triệu năm hoặc thậm chí trẻ hơn".Lynnae Quick, một nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA chuyên nghiên cứu về núi lửa băng, cho biết những phát hiện này là "cực kỳ quan trọng"."Họ cho rằng một thiên thể nhỏ như sao Diêm Vương, lẽ ra đã mất nhiều nhiệt bên trong từ lâu, nhưng nào ngờ nó đã có thể giữ đủ năng lượng để tạo điều kiện cho hoạt động địa chất lan rộng khá muộn trong lịch sử", cô Lynnae Quick nói với hãng AFP. "Những phát hiện này sẽ khiến chúng tôi đánh giá lại các khả năng duy trì nước lỏng trên các thế giới băng giá nhỏ cách xa Mặt trời”. David Rothery, giáo sư khoa học địa chất hành tinh tại Mỹ, cho biết: "Chúng tôi không biết điều gì có thể cung cấp nhiệt lượng cần thiết khiến những ngọn núi lửa băng giá này phun trào này".Nghiên cứu cho biết một trong những cấu trúc, Wright Mons, cao khoảng 5km và rộng 150 km và có thể tích tương đương với một trong những ngọn núi lửa lớn nhất Trái đất - Mauna Loa ở Hawaii. Rothery nói với hãng AFP rằng anh đã đến Mauna Loa và "trải nghiệm nó rộng lớn như thế nào". "Điều này khiến tôi nhận ra rằng Wright Mons lớn như thế nào trên sao Diêm Vương, một thế giới nhỏ hơn nhiều so với thế giới của chúng ta”.Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất về sao Diêm Vương, từ lâu được coi là hành tinh xa Mặt trời nhất trước khi nó được phân loại lại thành hành tinh lùn vào năm 2006. "Tôi thích ý tưởng rằng chúng ta còn rất nhiều điều để tìm hiểu về hệ Mặt Trời”."Mỗi khi chúng tôi đến một nơi nào đó mới, chúng tôi lại tìm thấy những điều mới mà chúng tôi không đoán trước được - chẳng hạn như những ngọn núi lửa băng khổng lồ, hình thành gần đây trên Sao Diêm Vương”.
Các nhà khoa học cho biết, địa hình sần sùi kỳ lạ trên Sao Diêm Vương không giống bất cứ thứ gì được quan sát trước đây trong hệ Mặt Trời, cho thấy những núi lửa băng khổng lồ đang hoạt động tương đối gần đây trên hành tinh lùn.
Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, quan sát được thực hiện bằng cách phân tích hình ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons của NASA, cho thấy bên trong Sao Diêm Vương nóng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Kelsi Singer, tác giả nghiên cứu và là nhà khoa học hành tinh tại Viện Nghiên cứu Tây Nam của Colorado, cho biết thay vì bắn dung nham vào không khí, núi lửa băng chảy ra một "hỗn hợp nước băng đặc hơn, sệt hoặc thậm chí có thể là một dòng chảy rắn như sông băng".
Các núi lửa băng đã được cho là nằm trên một số mặt trăng lạnh giá trong hệ mặt trời, nhưng Sao Diêm Vương "trông rất khác so với bất kỳ thứ gì khác mà chúng ta từng thấy", Singer nói với hãng AFP.
"Sao Diêm Vương có một cánh đồng băng rộng lớn duy nhất có chứa những núi lửa băng giá rất lớn và chúng có kết cấu địa hình nhấp nhô độc đáo”. Singer cho biết, rất khó xác định chính xác thời điểm các núi lửa băng được hình thành "nhưng chúng tôi tin rằng chúng có thể trẻ tới vài trăm triệu năm hoặc thậm chí trẻ hơn".
Lynnae Quick, một nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA chuyên nghiên cứu về núi lửa băng, cho biết những phát hiện này là "cực kỳ quan trọng".
"Họ cho rằng một thiên thể nhỏ như sao Diêm Vương, lẽ ra đã mất nhiều nhiệt bên trong từ lâu, nhưng nào ngờ nó đã có thể giữ đủ năng lượng để tạo điều kiện cho hoạt động địa chất lan rộng khá muộn trong lịch sử", cô Lynnae Quick nói với hãng AFP. "Những phát hiện này sẽ khiến chúng tôi đánh giá lại các khả năng duy trì nước lỏng trên các thế giới băng giá nhỏ cách xa Mặt trời”.
David Rothery, giáo sư khoa học địa chất hành tinh tại Mỹ, cho biết: "Chúng tôi không biết điều gì có thể cung cấp nhiệt lượng cần thiết khiến những ngọn núi lửa băng giá này phun trào này".
Nghiên cứu cho biết một trong những cấu trúc, Wright Mons, cao khoảng 5km và rộng 150 km và có thể tích tương đương với một trong những ngọn núi lửa lớn nhất Trái đất - Mauna Loa ở Hawaii.
Rothery nói với hãng AFP rằng anh đã đến Mauna Loa và "trải nghiệm nó rộng lớn như thế nào". "Điều này khiến tôi nhận ra rằng Wright Mons lớn như thế nào trên sao Diêm Vương, một thế giới nhỏ hơn nhiều so với thế giới của chúng ta”.
Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất về sao Diêm Vương, từ lâu được coi là hành tinh xa Mặt trời nhất trước khi nó được phân loại lại thành hành tinh lùn vào năm 2006. "Tôi thích ý tưởng rằng chúng ta còn rất nhiều điều để tìm hiểu về hệ Mặt Trời”.
"Mỗi khi chúng tôi đến một nơi nào đó mới, chúng tôi lại tìm thấy những điều mới mà chúng tôi không đoán trước được - chẳng hạn như những ngọn núi lửa băng khổng lồ, hình thành gần đây trên Sao Diêm Vương”.