Ông Đỗ Văn Dừng, Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, đã xác nhận sự thay đổi màu của nước biển từ xanh sang đỏ, một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là thủy triều đỏ hoặc tảo nở hoa. (Ảnh: Người dân cung cấp)Điều này xảy ra tại khu vực bãi Mun, phía Tây Nam đảo Thổ Châu, với diện tích nước biển có màu đỏ lan rộng đến gần 1.000m². (Ảnh: Người dân cung cấp)Thủy triều đỏ còn được gọi là tảo nở hoa, bởi đây chính là hiện tượng tảo sinh sản với số lượng lớn trong nước đến mức làm mất màu nước ven biển.Khi tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ nhiều sẽ khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu hồng, xám, tím, đỏ, đen hoặc xanh. Vì thế mới có những cái tên như: thủy triều đen, thủy triều xanh... Nhưng nhìn chung, nó không hề liên quan đến hoạt động của thủy triều.Tùy vào từng loại tảo khác nhau mà thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố nhiều hay ít, chúng làm suy giảm oxy và gây ra hàng loạt tác hại, như làm cho các loài sinh vật biển, các loài cá... chết hàng loạt.Trên thực tế, tảo biển là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương. Hầu hết các đợt tảo biển nở hoa là có lợi, bởi vì chúng sẽ cung cấp số lượng lớn thức ăn cho các loài động vật.Nhưng mặt khác, khi sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ, lượng tảo biển sinh sôi quá mạnh mẽ, sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.Để ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của thủy triều đỏ, cần có các biện pháp quản lý môi trường biển và giám sát chặt chẽ các điều kiện có thể thúc đẩy sự nở hoa của tảo.Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã hiện tượng núi lửa “phun” sét lên trời như ngày tận thế.
Ông Đỗ Văn Dừng, Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, đã xác nhận sự thay đổi màu của nước biển từ xanh sang đỏ, một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là thủy triều đỏ hoặc tảo nở hoa. (Ảnh: Người dân cung cấp)
Điều này xảy ra tại khu vực bãi Mun, phía Tây Nam đảo Thổ Châu, với diện tích nước biển có màu đỏ lan rộng đến gần 1.000m². (Ảnh: Người dân cung cấp)
Thủy triều đỏ còn được gọi là tảo nở hoa, bởi đây chính là hiện tượng tảo sinh sản với số lượng lớn trong nước đến mức làm mất màu nước ven biển.
Khi tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ nhiều sẽ khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu hồng, xám, tím, đỏ, đen hoặc xanh. Vì thế mới có những cái tên như: thủy triều đen, thủy triều xanh... Nhưng nhìn chung, nó không hề liên quan đến hoạt động của thủy triều.
Tùy vào từng loại tảo khác nhau mà thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố nhiều hay ít, chúng làm suy giảm oxy và gây ra hàng loạt tác hại, như làm cho các loài sinh vật biển, các loài cá... chết hàng loạt.
Trên thực tế, tảo biển là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương. Hầu hết các đợt tảo biển nở hoa là có lợi, bởi vì chúng sẽ cung cấp số lượng lớn thức ăn cho các loài động vật.
Nhưng mặt khác, khi sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ, lượng tảo biển sinh sôi quá mạnh mẽ, sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của thủy triều đỏ, cần có các biện pháp quản lý môi trường biển và giám sát chặt chẽ các điều kiện có thể thúc đẩy sự nở hoa của tảo.
Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã hiện tượng núi lửa “phun” sét lên trời như ngày tận thế.