Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".Hải sâm có cấu tạo bao gồm một lớp thịt dày có dạng hình ống, bên ngoài có các u bướu sần sùi, cơ thể hải sâm không có đầu đuôi để phân biệt nhưng ở phần giữa có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của hải sâm.Xung quanh phần miệng của hải sâm còn có các xúc tu nhỏ có thể kéo dài ra như những cánh tay để có thể nắm bắt thức ăn và đưa vào phần miệng. Có khoảng 1.250 loài hải sâm đã được biết đến.Chúng được ví như " nhân sâm" biển vì có giá trị dinh dưỡng và y học cao. Hải sâm phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới, riêng tại vùng biển Việt Nam thì đã phát hiện ra hơn 50 loài hải sâm khác nhau và trên thế giới có khoảng hơn 40 loài hải sâm có tác dụng làm thuốc và thức ăn.Có diện mạo kém hấp dẫn nhưng hải sâm lại là một trong những đặc sản xa xỉ rất được lòng giới nhà giàu vì cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều protein, ít chất béo, ít cholesterol,... và có hương vị lạ miệng không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào.Vì những lợi ích trên, hải sâm được săn lùng dưới đáy biển. Những ngư dân thậm chí mạo hiểm cả mạng sống để bắt được những con hải sâm này. Hơn nữa, nhu cầu về hải sâm đã ngày càng được mở rộng từ châu
Á sang châu Âu, châu Mỹ.Nhu cầu này sẽ khiến hải sâm ngày càng khan hiếm hơn và thợ lặn phải lặn sâu hơn mới có thể tìm thấy loài 'nhân sâm' này vì chúng càng ngày càng hiếm. Những con hải sâm càng kỳ lạ, càng nhiều gai, càng hiếm thấy thì giá trị của chúng càng cao.Có những loại hải sâm có giá lên tới 3.500 đô la/kg (khoảng 81 triệu đồng/kg). Loài hải sâm đắt giá nhất thế giới chính là hải sâm Nhật Bản (tên khoa học: Apostichopus japonicus). Đây hiện là loài nguy cấp vì bị săn lùng quá mức.Giá trị của hải sâm được quyết định bởi một hợp chất hóa học có tên Fucosylated glycosaminoglycan trong da của chúng mà người châu Á sử dụng để chữa các bệnh về viêm xương khớp hay bệnh gút nhiều thập kỷ nay.Hiện nay, các nhà nghiên cứu châu Âu còn sử dụng hải sâm để điều trị ung thư hay bị máu đông (huyết khối - blood clot), chính vì thế giá trị của hải sâm cũng ngày càng tăng lên.Đã có rất nhiều người bị liệt do chứng giảm áp khi phải lặn ở độ sâu vượt quá mức chịu đựng. Ở Yucatan, thậm chí có tới ít nhất 40 thợ lặn đã tử vong khi cố gắng lặn sâu để bắt hải sâm.Hải sâm mất từ 2 đến 6 năm mới có thể trưởng thành và sinh sản nên việc phục hồi số lượng của chúng là điều không hề dễ dàng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".
Hải sâm có cấu tạo bao gồm một lớp thịt dày có dạng hình ống, bên ngoài có các u bướu sần sùi, cơ thể hải sâm không có đầu đuôi để phân biệt nhưng ở phần giữa có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của hải sâm.
Xung quanh phần miệng của hải sâm còn có các xúc tu nhỏ có thể kéo dài ra như những cánh tay để có thể nắm bắt thức ăn và đưa vào phần miệng. Có khoảng 1.250 loài hải sâm đã được biết đến.
Chúng được ví như " nhân sâm" biển vì có giá trị dinh dưỡng và y học cao. Hải sâm phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới, riêng tại vùng biển Việt Nam thì đã phát hiện ra hơn 50 loài hải sâm khác nhau và trên thế giới có khoảng hơn 40 loài hải sâm có tác dụng làm thuốc và thức ăn.
Có diện mạo kém hấp dẫn nhưng hải sâm lại là một trong những đặc sản xa xỉ rất được lòng giới nhà giàu vì cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều protein, ít chất béo, ít cholesterol,... và có hương vị lạ miệng không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào.
Vì những lợi ích trên, hải sâm được săn lùng dưới đáy biển. Những ngư dân thậm chí mạo hiểm cả mạng sống để bắt được những con hải sâm này. Hơn nữa, nhu cầu về hải sâm đã ngày càng được mở rộng từ châu
Á sang châu Âu, châu Mỹ.
Nhu cầu này sẽ khiến hải sâm ngày càng khan hiếm hơn và thợ lặn phải lặn sâu hơn mới có thể tìm thấy loài 'nhân sâm' này vì chúng càng ngày càng hiếm. Những con hải sâm càng kỳ lạ, càng nhiều gai, càng hiếm thấy thì giá trị của chúng càng cao.
Có những loại hải sâm có giá lên tới 3.500 đô la/kg (khoảng 81 triệu đồng/kg). Loài hải sâm đắt giá nhất thế giới chính là hải sâm Nhật Bản (tên khoa học: Apostichopus japonicus). Đây hiện là loài nguy cấp vì bị săn lùng quá mức.
Giá trị của hải sâm được quyết định bởi một hợp chất hóa học có tên Fucosylated glycosaminoglycan trong da của chúng mà người châu Á sử dụng để chữa các bệnh về viêm xương khớp hay bệnh gút nhiều thập kỷ nay.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu châu Âu còn sử dụng hải sâm để điều trị ung thư hay bị máu đông (huyết khối - blood clot), chính vì thế giá trị của hải sâm cũng ngày càng tăng lên.
Đã có rất nhiều người bị liệt do chứng giảm áp khi phải lặn ở độ sâu vượt quá mức chịu đựng. Ở Yucatan, thậm chí có tới ít nhất 40 thợ lặn đã tử vong khi cố gắng lặn sâu để bắt hải sâm.
Hải sâm mất từ 2 đến 6 năm mới có thể trưởng thành và sinh sản nên việc phục hồi số lượng của chúng là điều không hề dễ dàng.