Sáng 14/4 vừa qua, trong quá trình khai thác, ngư dân ở Nha Trang, Khánh Hoà đã phát hiện cá thể rùa xanh có trọng lượng hơn 3kg, dài 60cm bị vướng vào lưới.Biết đây là động vật quý hiếm, ngư dân đã giao nộp cho lực lượng chức năng để thả lại về tự nhiên. Trong sáng cùng ngày Chi cục Thủy sản Khánh Hòa phối hợp với Trạm Biên phòng Hòn Rớ (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Nha Trang), Ban quản lý vịnh Nha Trang tổ chức thả 1 cá thể rùa biển quý hiếm về khu vực biển Khu bảo tồn biển Hòn Mun.Cá thể rùa biển này thuộc nhóm rùa xanh (tên khoa học Chelonia mydas), đây là loài động vật thuộc Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Sách đỏ Việt Nam, là loài quý hiếm, nguy cấp, được ưu tiên bảo vệ.Rùa xanh có mai rất cứng, hình ôvan, viền ngoài mai có các khía nhưng không nhọn, chiều dài thẳng của mai khoảng 120cm. Mai nhẵn, mỗi bên mai có 4 tấm vẩy. Đầu nhọn, rộng khoảng 15cm, phần trước đầu có một đôi vảy, phần sau có 4 đôi.Trên mỗi chân bơi có 1 móng vuốt sắc nhọn, hiếm khi có 2 móng vuốt (thường ở rùa con mới nở). Màu sắc biến đổi theo sự phát triển của cơ thể rùa con thường có màu xanh đen sau đó nhạt dần, rùa trưởng thành có màu xanh, và trọng lượng khoảng 230kg.Rùa xanh Đẻ trứng từ tháng 2 – 9, mỗi con cái đẻ từ 100 – 140 trứng trong 1 tổ, chiều sâu mỗi tổ khoảng 50 – 60cm. Trứng tròn, vỏ mềm, đường kính khoảng 5cm.Thời gian trứng ủ (ấp) trong cát từ 55 – 60 ngày sẽ nở thành rùa con. Thức ăn là: cá, tôm, cua, rong và cỏ biển. Rùa xanh sống ở vùng cát, vùng triều ven biển, vùng khơi và ven đảo.Trước năm 1975 nguồn lợi Rùa xanh ở nước ta rất phong phú, và là loài có kích thước lớn nhất trong họ Vích Cheloniidae.Tuy nhiên, do bị săn bắt ráo riết, bằng nhiều hình thức mang tính huỷ diệt và còn do tình trạng ô nhiễm ở một số vùng nước ven bờ tăng lên nên từ năm 1975 đến nay, nguồn lợi này bị suy giảm nghiêm trọng.Rùa xanh phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Có nhiều ở Vườn quốc gia Côn Đảo, Vườn quốc gia Núi Chúa và Trường Sa.Trên thế giới, rùa xanh phân bố ở các biển nhiệt đới và đôi khi Á nhiệt đới của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Đỏ.Rùa biển là động vật hấp dẫn khách du lịch, được chú ý trong học tập và nghiên cứu khoa học.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Sáng 14/4 vừa qua, trong quá trình khai thác, ngư dân ở Nha Trang, Khánh Hoà đã phát hiện cá thể rùa xanh có trọng lượng hơn 3kg, dài 60cm bị vướng vào lưới.
Biết đây là động vật quý hiếm, ngư dân đã giao nộp cho lực lượng chức năng để thả lại về tự nhiên. Trong sáng cùng ngày Chi cục Thủy sản Khánh Hòa phối hợp với Trạm Biên phòng Hòn Rớ (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Nha Trang), Ban quản lý vịnh Nha Trang tổ chức thả 1 cá thể rùa biển quý hiếm về khu vực biển Khu bảo tồn biển Hòn Mun.
Cá thể rùa biển này thuộc nhóm rùa xanh (tên khoa học Chelonia mydas), đây là loài động vật thuộc Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Sách đỏ Việt Nam, là loài quý hiếm, nguy cấp, được ưu tiên bảo vệ.
Rùa xanh có mai rất cứng, hình ôvan, viền ngoài mai có các khía nhưng không nhọn, chiều dài thẳng của mai khoảng 120cm. Mai nhẵn, mỗi bên mai có 4 tấm vẩy. Đầu nhọn, rộng khoảng 15cm, phần trước đầu có một đôi vảy, phần sau có 4 đôi.
Trên mỗi chân bơi có 1 móng vuốt sắc nhọn, hiếm khi có 2 móng vuốt (thường ở rùa con mới nở). Màu sắc biến đổi theo sự phát triển của cơ thể rùa con thường có màu xanh đen sau đó nhạt dần, rùa trưởng thành có màu xanh, và trọng lượng khoảng 230kg.
Rùa xanh Đẻ trứng từ tháng 2 – 9, mỗi con cái đẻ từ 100 – 140 trứng trong 1 tổ, chiều sâu mỗi tổ khoảng 50 – 60cm. Trứng tròn, vỏ mềm, đường kính khoảng 5cm.
Thời gian trứng ủ (ấp) trong cát từ 55 – 60 ngày sẽ nở thành rùa con. Thức ăn là: cá, tôm, cua, rong và cỏ biển. Rùa xanh sống ở vùng cát, vùng triều ven biển, vùng khơi và ven đảo.
Trước năm 1975 nguồn lợi Rùa xanh ở nước ta rất phong phú, và là loài có kích thước lớn nhất trong họ Vích Cheloniidae.
Tuy nhiên, do bị săn bắt ráo riết, bằng nhiều hình thức mang tính huỷ diệt và còn do tình trạng ô nhiễm ở một số vùng nước ven bờ tăng lên nên từ năm 1975 đến nay, nguồn lợi này bị suy giảm nghiêm trọng.
Rùa xanh phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Có nhiều ở Vườn quốc gia Côn Đảo, Vườn quốc gia Núi Chúa và Trường Sa.
Trên thế giới, rùa xanh phân bố ở các biển nhiệt đới và đôi khi Á nhiệt đới của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
Rùa biển là động vật hấp dẫn khách du lịch, được chú ý trong học tập và nghiên cứu khoa học.