Sứa sen (Aurelia aurita) dài 20-40 cm, phân bố toàn cầu. Chúng có bốn "cánh tay" dài và các xúc tu nhỏ ở rìa. Các cá thể của loài sứa này tụ tập lại để sinh sản gần bờ biển và các polip (chồi) của chúng định cư ở cửa sông.Sứa đốm trắng (Phyllorhiza punctata) dài 45-70 cm, là loài sứa bản địa ở phía Tây Thái Bình Dương. Chúng đã được đưa vào Bắc Mỹ và trở thành một mối đe dọa với ngành đánh bắt thủy sản ở đây.Sứa đốm đầm phá (Mastigias papua) dài 14-16 cm, được ghi nhận ở các đầm phá Nam Thái Bình Dương. Giống các loài sứa miệng rễ khác, loài sứa cộng sinh với tảo này bẫy thức ăn trôi nổi bằng chất nhầy. Chúng xuất hiện trong loạt phim anime "Công chúa Sứa" của Nhật Bản qua hình ảnh con sứa Clara.Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata) dài 0,5-2 mét, là loài sứa khổng lồ sống ở vùng biển Bắc Cực. Loài này có nhiều xúc tu tập trung thành nhóm dày. Với ngòi châm mạnh, chúng săn được cả cá.Sứa hoa mơ xanh (Cyanea lamarckii) dài 15-30 cm, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Loài này là họ hàng có kích cỡ nhỏ hơn của sứa sư tử. Chúng săn các loài sứa khác nhỏ hơn mình.Sứa vương miện (Cephea cephea) dài 40-60 cm, xuất hiện ở vùng biển nhiệt đới phía Tây Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến Bắc Australia. Dù có nọc độc mạnh, chúng không gây hại cho con người và được ăn như một đặc sản hoặc sử dụng trong nghiên cứu y học.Sứa mũ sắt (Periphylla periphylla) dài 10-20 cm, là một trong nhiều loài sứa sống dưới đáy biển sâu ít được biết đến. Chúng thuộc một nhóm sứa hình chuông có rãnh bao quanh vành.Sứa lộn ngược (Cassiopea andromeda) dài 20-30 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài sứa miệng rễ hình thái giống hải quỷ này có thân hình chuông co thắt để lưu thông nước, thường nằm ở đáy các đầm phá, miệng hướng lên trên.Sứa phân cành (Haliclystus auricula) dài 4 cm, sống ở Bắc Đại Tây Dương. Mặc dù sống cố định như polip, song thực ra loài này lại là một dạng medusa (bơi tự do). Chúng có thể có mối liên hệ với lớp Sứa hộp (Cubozoa).Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Sứa sen (Aurelia aurita) dài 20-40 cm, phân bố toàn cầu. Chúng có bốn "cánh tay" dài và các xúc tu nhỏ ở rìa. Các cá thể của loài sứa này tụ tập lại để sinh sản gần bờ biển và các polip (chồi) của chúng định cư ở cửa sông.
Sứa đốm trắng (Phyllorhiza punctata) dài 45-70 cm, là loài sứa bản địa ở phía Tây Thái Bình Dương. Chúng đã được đưa vào Bắc Mỹ và trở thành một mối đe dọa với ngành đánh bắt thủy sản ở đây.
Sứa đốm đầm phá (Mastigias papua) dài 14-16 cm, được ghi nhận ở các đầm phá Nam Thái Bình Dương. Giống các loài sứa miệng rễ khác, loài sứa cộng sinh với tảo này bẫy thức ăn trôi nổi bằng chất nhầy. Chúng xuất hiện trong loạt phim anime "Công chúa Sứa" của Nhật Bản qua hình ảnh con sứa Clara.
Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata) dài 0,5-2 mét, là loài sứa khổng lồ sống ở vùng biển Bắc Cực. Loài này có nhiều xúc tu tập trung thành nhóm dày. Với ngòi châm mạnh, chúng săn được cả cá.
Sứa hoa mơ xanh (Cyanea lamarckii) dài 15-30 cm, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Loài này là họ hàng có kích cỡ nhỏ hơn của sứa sư tử. Chúng săn các loài sứa khác nhỏ hơn mình.
Sứa vương miện (Cephea cephea) dài 40-60 cm, xuất hiện ở vùng biển nhiệt đới phía Tây Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến Bắc Australia. Dù có nọc độc mạnh, chúng không gây hại cho con người và được ăn như một đặc sản hoặc sử dụng trong nghiên cứu y học.
Sứa mũ sắt (Periphylla periphylla) dài 10-20 cm, là một trong nhiều loài sứa sống dưới đáy biển sâu ít được biết đến. Chúng thuộc một nhóm sứa hình chuông có rãnh bao quanh vành.
Sứa lộn ngược (Cassiopea andromeda) dài 20-30 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài sứa miệng rễ hình thái giống hải quỷ này có thân hình chuông co thắt để lưu thông nước, thường nằm ở đáy các đầm phá, miệng hướng lên trên.
Sứa phân cành (Haliclystus auricula) dài 4 cm, sống ở Bắc Đại Tây Dương. Mặc dù sống cố định như polip, song thực ra loài này lại là một dạng medusa (bơi tự do). Chúng có thể có mối liên hệ với lớp Sứa hộp (Cubozoa).
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.