Hồ Siloam từ lâu luôn được xem là một nơi linh thiêng của Kitô giáo, dù vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn. Theo Tin mừng Thánh Gioan, Hồ Siloam là nơi Chúa Giêsu chữa chứng mù lòa cho một người đàn ông (theo Gioan 9:1–11). Hoàng hậu Eudocia (năm 400-460) của đế quốc Byzantine đã cho xây tại nơi này một nhà thờ và một hồ nước nhằm tưởng niệm phép lạ trong Tân ước.Tuy nhiên, phải đến tháng 6/2004, các nhà khảo cổ học mới hóa giải được bí ẩn về vị trí của hồ thiêng từ thời Chúa Giêsu.Mới đây, chính quyền Israel tuyên bố sẽ cho phép du khách tham quan hồ nước Siloam, địa điểm khảo cổ có “ý nghĩa quan trọng” được mô tả trong Kinh thánh, theo Algemeiner.Du khách ban đầu được phép quan sát công việc khảo cổ. Trong những tháng sau, du khách có thể tiếp cận hồ nước thông qua một tuyến đường bắt đầu từ phía nam Thành cổ David và kết thúc tại Bức tường phía Tây.Thị trưởng Jerusalem Moshe Lion đã gọi hồ nước là “một địa điểm có ý nghĩa lịch sử, quốc gia và quốc tế”. “Sau nhiều năm mong đợi, chúng tôi sẽ sớm khám phá ra địa điểm quan trọng này và giúp hàng triệu du khách tới Jerusalem chiêm ngưỡng”, ông nói.Cũng như nhiều địa điểm trên vùng Đất Thánh, nguồn gốc của Hồ Siloam không chỉ bắt đầu từ thời Chúa Giêsu, mà thậm chí được hình thành ít nhất từ 7 thế kỷ trước đó.Vua Hezekiah của người Do Thái (vào cuối thế kỷ thứ 8 trước CN) đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của vua Sennacherib thuộc vương triều Assyria. Để bảo vệ nguồn nước khi quân địch vây thành, vua Hezekiah đã ra lệnh khởi công dự án thủy lợi mang tầm chiến lược với quy mô hoàn toàn vượt xa thời đó.Vị vua muốn đào đường hầm dài 533m xuyên lòng Thành cổ David để mang nước từ suối Gihon, nằm bên ngoài thành lũy, vào nội thành. Trong những năm sau đó, kênh đào Hezekiah tiếp tục mang nước ngọt đến nhiều khu vực của Jerusalem, và nhiều hồ đã được xây dựng để chứa nước trong nhiều thế kỷ, bao gồm Hồ Siloam vào thời Chúa Giêsu.Giới học giả nghiên cứu ghi nhận nhiều hành động của Chúa Giêsu có liên hệ trực tiếp với các nghi lễ của người Do Thái, và phép lạ chữa người mù là một ví dụ điển hình. Theo Kinh Thánh, người mù trầm mình xuống Hồ Siloam, một nghi thức thường được những người viếng thăm thực hiện trước khi bước vào khu vực Đền thờ.Tuy nhiên, người tàn tật không được phép bước vào nơi thiêng liêng của người Do Thái, và Chúa Giêsu đã tận dụng cơ hội này để chữa mù cho người đàn ông tội nghiệp. Theo Tân Ước, Chúa Giêsu phủ đất sét lên mắt của người mù và dẫn người này xuống hồ rửa mắt, trước khi người mù kêu lên hoan hỉ vì cuối cùng đã thấy được ánh sáng.Người Do Thái có thói quen mỗi năm lại hành hương 3 lần đến Jerusalem, sẽ trầm mình xuống Hồ Siloam trước khi đặt chân lên con đường đá dẫn đến Đền thờ. Họ cũng lấy nước hồ để uống và cắm trại xung quanh nơi này. Stephen Pean, một học giả về Kinh Thánh, cho hay nước Hồ Siloam được xem tinh khiết, và Chúa Giêsu nhiều khả năng đã chọn nguồn nước này vì người tàn tật bị cấm vào khu Đền thờ.“Toàn bộ ý nghĩa ở đây là con người sẽ không những được chữa lành cả thể xác mà lẫn tinh thần”, theo nhà học giả. “Chúa Giêsu là một người hành hương đến Jerusalem, nên nơi đây là điểm dừng chân tự nhiên của Ngài để uống nước”, theo học giả Reich.>>>Xem thêm video: Bí ẩn cung điện của Cleopatra dưới lòng đại dương. Nguồn: Kienthucnet.
Hồ Siloam từ lâu luôn được xem là một nơi linh thiêng của Kitô giáo, dù vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn. Theo Tin mừng Thánh Gioan, Hồ Siloam là nơi Chúa Giêsu chữa chứng mù lòa cho một người đàn ông (theo Gioan 9:1–11). Hoàng hậu Eudocia (năm 400-460) của đế quốc Byzantine đã cho xây tại nơi này một nhà thờ và một hồ nước nhằm tưởng niệm phép lạ trong Tân ước.
Tuy nhiên, phải đến tháng 6/2004, các nhà khảo cổ học mới hóa giải được bí ẩn về vị trí của hồ thiêng từ thời Chúa Giêsu.
Mới đây, chính quyền Israel tuyên bố sẽ cho phép du khách tham quan hồ nước Siloam, địa điểm khảo cổ có “ý nghĩa quan trọng” được mô tả trong Kinh thánh, theo Algemeiner.
Du khách ban đầu được phép quan sát công việc khảo cổ. Trong những tháng sau, du khách có thể tiếp cận hồ nước thông qua một tuyến đường bắt đầu từ phía nam Thành cổ David và kết thúc tại Bức tường phía Tây.
Thị trưởng Jerusalem Moshe Lion đã gọi hồ nước là “một địa điểm có ý nghĩa lịch sử, quốc gia và quốc tế”. “Sau nhiều năm mong đợi, chúng tôi sẽ sớm khám phá ra địa điểm quan trọng này và giúp hàng triệu du khách tới Jerusalem chiêm ngưỡng”, ông nói.
Cũng như nhiều địa điểm trên vùng Đất Thánh, nguồn gốc của Hồ Siloam không chỉ bắt đầu từ thời Chúa Giêsu, mà thậm chí được hình thành ít nhất từ 7 thế kỷ trước đó.
Vua Hezekiah của người Do Thái (vào cuối thế kỷ thứ 8 trước CN) đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của vua Sennacherib thuộc vương triều Assyria. Để bảo vệ nguồn nước khi quân địch vây thành, vua Hezekiah đã ra lệnh khởi công dự án thủy lợi mang tầm chiến lược với quy mô hoàn toàn vượt xa thời đó.
Vị vua muốn đào đường hầm dài 533m xuyên lòng Thành cổ David để mang nước từ suối Gihon, nằm bên ngoài thành lũy, vào nội thành. Trong những năm sau đó, kênh đào Hezekiah tiếp tục mang nước ngọt đến nhiều khu vực của Jerusalem, và nhiều hồ đã được xây dựng để chứa nước trong nhiều thế kỷ, bao gồm Hồ Siloam vào thời Chúa Giêsu.
Giới học giả nghiên cứu ghi nhận nhiều hành động của Chúa Giêsu có liên hệ trực tiếp với các nghi lễ của người Do Thái, và phép lạ chữa người mù là một ví dụ điển hình. Theo Kinh Thánh, người mù trầm mình xuống Hồ Siloam, một nghi thức thường được những người viếng thăm thực hiện trước khi bước vào khu vực Đền thờ.
Tuy nhiên, người tàn tật không được phép bước vào nơi thiêng liêng của người Do Thái, và Chúa Giêsu đã tận dụng cơ hội này để chữa mù cho người đàn ông tội nghiệp. Theo Tân Ước, Chúa Giêsu phủ đất sét lên mắt của người mù và dẫn người này xuống hồ rửa mắt, trước khi người mù kêu lên hoan hỉ vì cuối cùng đã thấy được ánh sáng.
Người Do Thái có thói quen mỗi năm lại hành hương 3 lần đến Jerusalem, sẽ trầm mình xuống Hồ Siloam trước khi đặt chân lên con đường đá dẫn đến Đền thờ. Họ cũng lấy nước hồ để uống và cắm trại xung quanh nơi này. Stephen Pean, một học giả về Kinh Thánh, cho hay nước Hồ Siloam được xem tinh khiết, và Chúa Giêsu nhiều khả năng đã chọn nguồn nước này vì người tàn tật bị cấm vào khu Đền thờ.
“Toàn bộ ý nghĩa ở đây là con người sẽ không những được chữa lành cả thể xác mà lẫn tinh thần”, theo nhà học giả. “Chúa Giêsu là một người hành hương đến Jerusalem, nên nơi đây là điểm dừng chân tự nhiên của Ngài để uống nước”, theo học giả Reich.
>>>Xem thêm video: Bí ẩn cung điện của Cleopatra dưới lòng đại dương. Nguồn: Kienthucnet.