Nếu không có bầu khí quyển chuyển động nhanh, đậm đặc trên sao Kim, hành tinh chị em của Trái đất có thể sẽ không quay. Thay vào đó, sao Kim sẽ bị khóa tại một vị trí, luôn hướng về phía Mặt trời.Vốn dĩ, lực hấp dẫn của một vật thể lớn trong không gian có thể giữ cho một vật thể nhỏ hơn không quay, một hiện tượng được gọi là khóa thủy triều, một nhà khoa học của UC Riverside lập luận rằng, chính bầu khí quyển là một yếu tố nổi bật hơn trong các nghiên cứu về Sao Kim cũng như các hành tinh khác. Những lập luận này, cũng như những mô tả về Sao Kim như một hành tinh bị khóa chặt một phần, đã được công bố trong một bài báo của Tạp chí Nature Astronomy.Stephen Kane, nhà vật lý thiên văn UCR và là tác giả chính của bài báo cho biết: “Chúng tôi nghĩ về bầu khí quyển như một lớp mỏng, hoạt động tách biệt trên đỉnh của một hành tinh và nó có tương tác tối thiểu với hành tinh rắn”.“Bầu khí quyển mạnh mẽ của Sao Kim dạy chúng ta rằng, đó là một phần tích hợp hơn nhiều của hành tinh, ảnh hưởng đến mọi thứ hoàn toàn, ngay cả tốc độ quay của chính Kim tinh”.Thực tế, Sao Kim mất 243 ngày Trái đất để quay một lần, nhưng bầu khí quyển của nó quay quanh hành tinh này cứ bốn ngày một lần. Những cơn gió cực nhanh khiến bầu khí quyển này kéo theo bề mặt Kim tinh khi nó lưu thông, điều này đã làm chậm tốc độ quay của bầu khí quyển nhưng đồng thời nới lỏng lực hấp dẫn của Mặt trời.Đến lượt mình, thay vì bị khóa một chỗ mà nhờ tác động của bầu khí quyển đậm đặc di chuyển với tốc độ cao, nó tạo ra sự quay chậm lại ở Kim tinh, nhưng đồng thời cũng góp phần gây ra những hậu quả đáng kể đối với khí hậu khắc nghiệt của sao Kim, với nhiệt độ trung bình lên tới 482 độ C - đủ nóng để nấu chảy chì. Kane nói: “Nó cực kỳ xa lạ, một trải nghiệm hoàn toàn khác so với ở Trái đất. "Đứng trên bề mặt của Sao Kim sẽ giống như đang đứng dưới đáy của một đại dương rất nóng. Bạn không thể thở trên đó”.Một lý do giải thích cho sức nóng là gần như tất cả năng lượng của mặt trời mà Kim tinh này hấp thụ đều bị bầu khí quyển hấp thụ trước, cơ hội chạm tới được bề mặt hành tinh là rất thấp. Điều này có nghĩa là một chiếc tàu thám hiểm với các tấm pin mặt trời giống như tấm pin mà NASA gửi đến sao Hỏa sẽ không hoạt động nếu ở bề mặt Kim tinh.Đồng thời bầu khí quyển của sao Kim cũng ngăn chặn lượng nhiệt bề mặt rời khỏi hành tinh, ngăn cản sự làm mát hoặc hình thành nước lỏng trên bề mặt. Điều quan trọng là phải hiểu rõ các vấn đề này để nắm rõ hơn về Sao Kim, cung cấp kiến thức khoa học không gian bổ ích cho các sứ mệnh của NASA trong tương lai.
Nếu không có bầu khí quyển chuyển động nhanh, đậm đặc trên sao Kim, hành tinh chị em của Trái đất có thể sẽ không quay. Thay vào đó, sao Kim sẽ bị khóa tại một vị trí, luôn hướng về phía Mặt trời.
Vốn dĩ, lực hấp dẫn của một vật thể lớn trong không gian có thể giữ cho một vật thể nhỏ hơn không quay, một hiện tượng được gọi là khóa thủy triều, một nhà khoa học của UC Riverside lập luận rằng, chính bầu khí quyển là một yếu tố nổi bật hơn trong các nghiên cứu về Sao Kim cũng như các hành tinh khác.
Những lập luận này, cũng như những mô tả về Sao Kim như một hành tinh bị khóa chặt một phần, đã được công bố trong một bài báo của Tạp chí Nature Astronomy.
Stephen Kane, nhà vật lý thiên văn UCR và là tác giả chính của bài báo cho biết: “Chúng tôi nghĩ về bầu khí quyển như một lớp mỏng, hoạt động tách biệt trên đỉnh của một hành tinh và nó có tương tác tối thiểu với hành tinh rắn”.
“Bầu khí quyển mạnh mẽ của Sao Kim dạy chúng ta rằng, đó là một phần tích hợp hơn nhiều của hành tinh, ảnh hưởng đến mọi thứ hoàn toàn, ngay cả tốc độ quay của chính Kim tinh”.
Thực tế, Sao Kim mất 243 ngày Trái đất để quay một lần, nhưng bầu khí quyển của nó quay quanh hành tinh này cứ bốn ngày một lần. Những cơn gió cực nhanh khiến bầu khí quyển này kéo theo bề mặt Kim tinh khi nó lưu thông, điều này đã làm chậm tốc độ quay của bầu khí quyển nhưng đồng thời nới lỏng lực hấp dẫn của Mặt trời.
Đến lượt mình, thay vì bị khóa một chỗ mà nhờ tác động của bầu khí quyển đậm đặc di chuyển với tốc độ cao, nó tạo ra sự quay chậm lại ở Kim tinh, nhưng đồng thời cũng góp phần gây ra những hậu quả đáng kể đối với khí hậu khắc nghiệt của sao Kim, với nhiệt độ trung bình lên tới 482 độ C - đủ nóng để nấu chảy chì.
Kane nói: “Nó cực kỳ xa lạ, một trải nghiệm hoàn toàn khác so với ở Trái đất. "Đứng trên bề mặt của Sao Kim sẽ giống như đang đứng dưới đáy của một đại dương rất nóng. Bạn không thể thở trên đó”.
Một lý do giải thích cho sức nóng là gần như tất cả năng lượng của mặt trời mà Kim tinh này hấp thụ đều bị bầu khí quyển hấp thụ trước, cơ hội chạm tới được bề mặt hành tinh là rất thấp. Điều này có nghĩa là một chiếc tàu thám hiểm với các tấm pin mặt trời giống như tấm pin mà NASA gửi đến sao Hỏa sẽ không hoạt động nếu ở bề mặt Kim tinh.
Đồng thời bầu khí quyển của sao Kim cũng ngăn chặn lượng nhiệt bề mặt rời khỏi hành tinh, ngăn cản sự làm mát hoặc hình thành nước lỏng trên bề mặt. Điều quan trọng là phải hiểu rõ các vấn đề này để nắm rõ hơn về Sao Kim, cung cấp kiến thức khoa học không gian bổ ích cho các sứ mệnh của NASA trong tương lai.