Thằn lằn bay Pterosaur được mệnh danh là sinh vật hay ho nhất từng xuất hiện trên không trung. Chúng biết bay trước cả chim và dơi, cũng là loài có dây sống đầu tiên có thể bay. Ngoài ra, kích thước của chúng là lớn nhất trong tất cả các loài động vật biết bayPterosaur là loài sinh vật có sự tiến hóa cực kỳ thành công. Chúng hiện diện ở kỷ Tam điệp (cách đây 215 triệu năm), và tồn tại trong suốt 150 triệu năm trước khi bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng.Kỷ lục tồn tại trong suốt thời gian dài như vậy quả thật là không thể tưởng tượng nổi nếu so với khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của con người chúng ta, bắt đầu từ khi tổ tiên bắt đầu đứng thẳng cách đây chỉ khoảng 4 triệu năm.Do không hề có đối thủ trên không trung, Pterosaur thống trị toàn bộ lục địa và tiến hóa thành một số lượng khổng lồ các loài có hình dạng và kích thước khác nhau. Với hơn 120 loài đã được định danh, loài Pterosaur nhỏ nhất thậm chí nhỏ hơn cả chim sẻ, còn loài lớn nhất có sải cánh đến 40 feet (12 mét).Việc những con non Pterosauria có thể bay lượn khi vừa mới nở là điều hoàn toàn có thể vì xương của chúng đôi khi còn chắc chắn hơn cả cha mẹ mình.Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da giống như cánh của loài dơi, cơ và các tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4. Cánh của các loài thằn lằn bay là một cấu trúc cơ sinh học rất phức tạp, phù hợp cho lối sống bay lượn trên không.Nhóm các nhà khoa học và tiến sĩ Darren Naish thuộc Đại học Southampton đã tiến hành thí nghiệm trên 4 hóa thạch phôi non của 2 loài Dực long là Pterodaustro guinazui và Sinopterus dongi cùng 22 mẫu vật của Pterosauria trưởng thành.Kết quả thu được đã khiến họ vô cùng bất ngờ vì chỉ với sải cánh 25cm, các con non Pterosauria mới nở đã có thể vỗ và cất cánh trong một khoảng thời gian ngắn.Tuy những con non không thể bay một đoạn đường dài như Pterosauria trưởng thành nhưng điều này có thể giúp chúng tránh thoát khi vô tình gặp phải những kẻ săn mồi khác.Cho đến hiện nay, nhiều nhà cổ sinh vật học vẫn không xếp Pterosaur vào cùng nhóm với chim vì khả năng bay của chúng. Chúng thuộc nhóm bò sát, do đó các nhà khoa học cho rằng chúng là loài máu lạnh như rắn hay thằn lằn hiện nay.Từ một mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Kazakhstan, các nhà cổ sinh vật học nghi ngờ rằng Pterosaur có một lớp phủ ngoài giống lông, có thể tương tự như bộ lông ở thú.Nếu vậy thì đây chính là bằng chứng của các đặc tính sinh lý loài máu nóng cho việc đạt được những khả năng chống chịu cần thiết để tồn tại trên không trung.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Thằn lằn bay Pterosaur được mệnh danh là sinh vật hay ho nhất từng xuất hiện trên không trung. Chúng biết bay trước cả chim và dơi, cũng là loài có dây sống đầu tiên có thể bay. Ngoài ra, kích thước của chúng là lớn nhất trong tất cả các loài động vật biết bay
Pterosaur là loài sinh vật có sự tiến hóa cực kỳ thành công. Chúng hiện diện ở kỷ Tam điệp (cách đây 215 triệu năm), và tồn tại trong suốt 150 triệu năm trước khi bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng.
Kỷ lục tồn tại trong suốt thời gian dài như vậy quả thật là không thể tưởng tượng nổi nếu so với khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của con người chúng ta, bắt đầu từ khi tổ tiên bắt đầu đứng thẳng cách đây chỉ khoảng 4 triệu năm.
Do không hề có đối thủ trên không trung, Pterosaur thống trị toàn bộ lục địa và tiến hóa thành một số lượng khổng lồ các loài có hình dạng và kích thước khác nhau. Với hơn 120 loài đã được định danh, loài Pterosaur nhỏ nhất thậm chí nhỏ hơn cả chim sẻ, còn loài lớn nhất có sải cánh đến 40 feet (12 mét).
Việc những con non Pterosauria có thể bay lượn khi vừa mới nở là điều hoàn toàn có thể vì xương của chúng đôi khi còn chắc chắn hơn cả cha mẹ mình.
Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da giống như cánh của loài dơi, cơ và các tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4. Cánh của các loài thằn lằn bay là một cấu trúc cơ sinh học rất phức tạp, phù hợp cho lối sống bay lượn trên không.
Nhóm các nhà khoa học và tiến sĩ Darren Naish thuộc Đại học Southampton đã tiến hành thí nghiệm trên 4 hóa thạch phôi non của 2 loài Dực long là Pterodaustro guinazui và Sinopterus dongi cùng 22 mẫu vật của Pterosauria trưởng thành.
Kết quả thu được đã khiến họ vô cùng bất ngờ vì chỉ với sải cánh 25cm, các con non Pterosauria mới nở đã có thể vỗ và cất cánh trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy những con non không thể bay một đoạn đường dài như Pterosauria trưởng thành nhưng điều này có thể giúp chúng tránh thoát khi vô tình gặp phải những kẻ săn mồi khác.
Cho đến hiện nay, nhiều nhà cổ sinh vật học vẫn không xếp Pterosaur vào cùng nhóm với chim vì khả năng bay của chúng. Chúng thuộc nhóm bò sát, do đó các nhà khoa học cho rằng chúng là loài máu lạnh như rắn hay thằn lằn hiện nay.
Từ một mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Kazakhstan, các nhà cổ sinh vật học nghi ngờ rằng Pterosaur có một lớp phủ ngoài giống lông, có thể tương tự như bộ lông ở thú.
Nếu vậy thì đây chính là bằng chứng của các đặc tính sinh lý loài máu nóng cho việc đạt được những khả năng chống chịu cần thiết để tồn tại trên không trung.