Kiến bạc chân dài (Cataglyphis bombycina) sống ở những đụn cát phía Bắc sa mạc Sahara là một trong những động vật chịu nhiệt giỏi nhất hành tinh. Nhiệt độ lên tới 50 độ C ở Sahara - sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ chẳng "nhằm nhò" gì với chúng.Sở dĩ kiến bạc Sahara có thể tồn tại được ở nơi nhiệt độ khắc nghiệt này là nhờ sở hữu những sợi lông màu bạc giúp phản chiếu ánh mặt trời.Không giống những sinh vật khác trên sa mạc thường trú ẩn nhằm tránh cái nóng gay gắt buổi trưa, đối với kiến sa mạc Sahara, đây là thời gian chủ yếu để lang thang tìm mồi. Khi sa mạc nóng nhất, chúng chui ra khỏi tổ và tìm xác động vật chết vì kiệt sức dưới nhiệt độ cao.Không chỉ được biết tới là một sinh vật chịu nóng giỏi nhất trái đất, kiến sa mạc Sahara còn gây ấn tượng bởi khả năng chạy rất nhanh. Ở tốc độ tối đa, những con kiến này có thể vượt qua quãng đường gấp 108 lần chiều dài cơ thể mỗi giây.Sa mạc Lut, Iran, là một trong những địa điểm nóng nhất trên Trái Đất với mức nhiệt lên tới 70,7 độ C. Tuy nhiên, cáo Ruppell, hay cáo cát, vẫn tồn tại được tại đây.Sa mạc Lut, Iran, là một trong những địa điểm nóng nhất trên Trái Đất với mức nhiệt lên tới 70,7 độ C. Tuy nhiên, cáo Ruppell, hay cáo cát, vẫn tồn tại được tại đây.Ngoài ra, cáo Ruppell còn có một số đặc điểm thích nghi với thời tiết khắc nghiệt khác như cơ thể nhỏ giúp tản nhiệt tốt hơn, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể thấp để tiết kiệm năng lượng, nước tiểu cô đặc làm giảm lượng nước tiêu thụ. Chuột Greater Bilby, hay còn gọi là "chuột đất", là thành viên sống sót duy nhất trong sáu loài chuột đất đã từng sống trong vùng khô hạn và bán khô cằn của Úc.John Wairnowski, nhà sinh vật học tại Đại học Charles Darwin, Úc, cho biết chuột Greater Bilby có thể tránh nhiệt độ quá cao bằng cách xây dựng và trú ẩn trong hệ thống hang động phức tạp dưới mặt đất.Bằng cách sử dụng cánh tay mạnh mẽ và móng vuốt, chúng tạo ra đường hầm xoắn ốc lên đến 3m và sâu đến 2m để tránh đi nhiệt độ và cái nắng như thiêu đốt tại những khu vực chúng sinh sống.Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade. Đây là sinh vật có thể tồn tại trong cả hai điều kiện nóng và lạnh cực độ (mức nhiệt cao nhất là trên 150 độ C và thấp nhất là -273 độ C).Bọ gấu nước rất nhỏ, kích thước chỉ dưới 1mm. Trên kính hiển vi, bọ gấu nước có thân béo tròn, di chuyển bằng 8 chân khá to và khoẻ. Bọ gấu nước không có mắt nhưng bù lại, đầu của nó có một cái miệng rất to và khoẻ, với các mấu sắc cạnh như răng thú để cắn xé thức ăn.Theo Live Science, cơ thể nhỏ bé của bọ gấu nước có cấu tạo đặc biệt giúp chúng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt nhất. Kết quả nghiên cứu năm 2017 cho biết, khả năng sống dai đến mức kinh ngạc của bọ gấu nước là do cấu tạo bao gồm các protein đặc biệt. Chúng có thể phong tỏa các thành phần tế bào dễ tổn thương, tránh cho màng, protein và AND bị phá hủy.Sâu Pompeii (Alvinella pompejana) là sinh vật đa bào chịu nhiệt tốt nhất trên thế giới. Chúng hoàn toàn sống sót ở nhiệt độ trên 80 độ C.Pompeii có thể dài tới 13 cm và thường sống ở các ống khói đen nơi có các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển. Loài sâu này phát triển mạnh ở những nơi có nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt và sẽ chết khi đưa lên bờ.Các nhà khoa học phát hiện một lớp vi khuẩn sống xung quanh cơ thể con sâu như một lớp lá chắn, giúp hấp thu một phần nhiệt năng từ nước biển, nhờ đó con sâu có thể chịu được môi trường biển nhiệt độ cao. Đổi lại, sâu Pompeii nuôi vi khuẩn bằng chất nhớt của chúng.
Kiến bạc chân dài (Cataglyphis bombycina) sống ở những đụn cát phía Bắc sa mạc Sahara là một trong những động vật chịu nhiệt giỏi nhất hành tinh. Nhiệt độ lên tới 50 độ C ở Sahara - sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ chẳng "nhằm nhò" gì với chúng.
Sở dĩ kiến bạc Sahara có thể tồn tại được ở nơi nhiệt độ khắc nghiệt này là nhờ sở hữu những sợi lông màu bạc giúp phản chiếu ánh mặt trời.
Không giống những sinh vật khác trên sa mạc thường trú ẩn nhằm tránh cái nóng gay gắt buổi trưa, đối với kiến sa mạc Sahara, đây là thời gian chủ yếu để lang thang tìm mồi. Khi sa mạc nóng nhất, chúng chui ra khỏi tổ và tìm xác động vật chết vì kiệt sức dưới nhiệt độ cao.
Không chỉ được biết tới là một sinh vật chịu nóng giỏi nhất trái đất, kiến sa mạc Sahara còn gây ấn tượng bởi khả năng chạy rất nhanh. Ở tốc độ tối đa, những con kiến này có thể vượt qua quãng đường gấp 108 lần chiều dài cơ thể mỗi giây.
Sa mạc Lut, Iran, là một trong những địa điểm nóng nhất trên Trái Đất với mức nhiệt lên tới 70,7 độ C. Tuy nhiên, cáo Ruppell, hay cáo cát, vẫn tồn tại được tại đây.
Sa mạc Lut, Iran, là một trong những địa điểm nóng nhất trên Trái Đất với mức nhiệt lên tới 70,7 độ C. Tuy nhiên, cáo Ruppell, hay cáo cát, vẫn tồn tại được tại đây.
Ngoài ra, cáo Ruppell còn có một số đặc điểm thích nghi với thời tiết khắc nghiệt khác như cơ thể nhỏ giúp tản nhiệt tốt hơn, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể thấp để tiết kiệm năng lượng, nước tiểu cô đặc làm giảm lượng nước tiêu thụ.
Chuột Greater Bilby, hay còn gọi là "chuột đất", là thành viên sống sót duy nhất trong sáu loài chuột đất đã từng sống trong vùng khô hạn và bán khô cằn của Úc.
John Wairnowski, nhà sinh vật học tại Đại học Charles Darwin, Úc, cho biết chuột Greater Bilby có thể tránh nhiệt độ quá cao bằng cách xây dựng và trú ẩn trong hệ thống hang động phức tạp dưới mặt đất.
Bằng cách sử dụng cánh tay mạnh mẽ và móng vuốt, chúng tạo ra đường hầm xoắn ốc lên đến 3m và sâu đến 2m để tránh đi nhiệt độ và cái nắng như thiêu đốt tại những khu vực chúng sinh sống.
Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade. Đây là sinh vật có thể tồn tại trong cả hai điều kiện nóng và lạnh cực độ (mức nhiệt cao nhất là trên 150 độ C và thấp nhất là -273 độ C).
Bọ gấu nước rất nhỏ, kích thước chỉ dưới 1mm. Trên kính hiển vi, bọ gấu nước có thân béo tròn, di chuyển bằng 8 chân khá to và khoẻ. Bọ gấu nước không có mắt nhưng bù lại, đầu của nó có một cái miệng rất to và khoẻ, với các mấu sắc cạnh như răng thú để cắn xé thức ăn.
Theo Live Science, cơ thể nhỏ bé của bọ gấu nước có cấu tạo đặc biệt giúp chúng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt nhất. Kết quả nghiên cứu năm 2017 cho biết, khả năng sống dai đến mức kinh ngạc của bọ gấu nước là do cấu tạo bao gồm các protein đặc biệt. Chúng có thể phong tỏa các thành phần tế bào dễ tổn thương, tránh cho màng, protein và AND bị phá hủy.
Sâu Pompeii (Alvinella pompejana) là sinh vật đa bào chịu nhiệt tốt nhất trên thế giới. Chúng hoàn toàn sống sót ở nhiệt độ trên 80 độ C.
Pompeii có thể dài tới 13 cm và thường sống ở các ống khói đen nơi có các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển. Loài sâu này phát triển mạnh ở những nơi có nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt và sẽ chết khi đưa lên bờ.
Các nhà khoa học phát hiện một lớp vi khuẩn sống xung quanh cơ thể con sâu như một lớp lá chắn, giúp hấp thu một phần nhiệt năng từ nước biển, nhờ đó con sâu có thể chịu được môi trường biển nhiệt độ cao. Đổi lại, sâu Pompeii nuôi vi khuẩn bằng chất nhớt của chúng.