Nằm ở khu vực Afar, đông bắc Ethiopia, vùng lõm Danakil được xem là " cổng địa ngục" khắc nghiệt trên Trái đất. Theo các chuyên gia, đây là một trong những nơi nóng nhất thế giới với nhiệt độ trung bình năm là 34,4 độ C.Khu vực quanh núi lửa Dallol tại vùng lõm Danakil là một trong những nơi nóng nhất. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở khu vực này đo được trung bình là 41 độ C.Tiếp đến, vùng lõm Danakil chỉ nhận khoảng 100 - 200 mm mưa mỗi năm. Đây cũng là một trong những nơi trũng nhất hành tinh, thấp hơn mực nước biển 125m.Là một trong những nơi nóng nhất, khô nhất và trũng nhất thế giới, vùng lõm Danakil trở thành vùng đất khắc nghiệt. Thêm nữa, mùi lưu huỳnh, axit bốc lên nồng nặc càng khiến nơi đây giống "địa ngục".Không những vậy, vùng lõm Danakil có địa chất độc đáo trông giống như nơi sống của người ngoài hành tinh.Điều này xuất phát từ việc nơi đây có nhiều núi lửa, hồ dung nham sủi bọt, vùng thủy nhiệt (nơi có nhiều suối nước nóng và miệng phun hơi nước) và hồ muối.Những cảnh quan này khiến vùng lõm Danakil trông rất đẹp nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Theo đó, du khách được khuyên đứng từ xa ngắm nhìn những nơi như Dallol để tránh gặp nguy hiểm.Mặc dù là một trong những nơi có môi trường khắc nghiệt nhất thế giới nhưng vùng lõm Danakil được xem là "cái nôi của nhân loại" khi một số hóa thạch tổ tiên loài người được phát hiện tại đây.Tại các suối nước nóng tại "cổng địa ngục" Danakil, giới nghiên cứu phát hiện sự tồn tại của vi sinh vật gọi là extremophiles. Họ cho rằng việc nghiên cứu sự sống ở nơi đây có thể giúp giải mã những bí ẩn về sự sống ngoài hành tinh.Người Afar thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở vùng lõm Danakil để khai thác muối rồi đem bán ở thị trấn Mekele. Công việc này đem lại nguồn thu nhập chính cho người Afar.Mời độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.
Nằm ở khu vực Afar, đông bắc Ethiopia, vùng lõm Danakil được xem là " cổng địa ngục" khắc nghiệt trên Trái đất. Theo các chuyên gia, đây là một trong những nơi nóng nhất thế giới với nhiệt độ trung bình năm là 34,4 độ C.
Khu vực quanh núi lửa Dallol tại vùng lõm Danakil là một trong những nơi nóng nhất. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở khu vực này đo được trung bình là 41 độ C.
Tiếp đến, vùng lõm Danakil chỉ nhận khoảng 100 - 200 mm mưa mỗi năm. Đây cũng là một trong những nơi trũng nhất hành tinh, thấp hơn mực nước biển 125m.
Là một trong những nơi nóng nhất, khô nhất và trũng nhất thế giới, vùng lõm Danakil trở thành vùng đất khắc nghiệt. Thêm nữa, mùi lưu huỳnh, axit bốc lên nồng nặc càng khiến nơi đây giống "địa ngục".
Không những vậy, vùng lõm Danakil có địa chất độc đáo trông giống như nơi sống của người ngoài hành tinh.
Điều này xuất phát từ việc nơi đây có nhiều núi lửa, hồ dung nham sủi bọt, vùng thủy nhiệt (nơi có nhiều suối nước nóng và miệng phun hơi nước) và hồ muối.
Những cảnh quan này khiến vùng lõm Danakil trông rất đẹp nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Theo đó, du khách được khuyên đứng từ xa ngắm nhìn những nơi như Dallol để tránh gặp nguy hiểm.
Mặc dù là một trong những nơi có môi trường khắc nghiệt nhất thế giới nhưng vùng lõm Danakil được xem là "cái nôi của nhân loại" khi một số hóa thạch tổ tiên loài người được phát hiện tại đây.
Tại các suối nước nóng tại "cổng địa ngục" Danakil, giới nghiên cứu phát hiện sự tồn tại của vi sinh vật gọi là extremophiles. Họ cho rằng việc nghiên cứu sự sống ở nơi đây có thể giúp giải mã những bí ẩn về sự sống ngoài hành tinh.
Người Afar thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở vùng lõm Danakil để khai thác muối rồi đem bán ở thị trấn Mekele. Công việc này đem lại nguồn thu nhập chính cho người Afar.