Mới đây, Tiến sĩ Shelby A. Ryan thuộc Khoa Khoa học Môi trường và Đời sống của Đại học Newcastle, Úc đã chia sẻ đôi điều thú vị về các chú lười thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Nam và Trung Mỹ.Điểm đặc biệt dễ thấy là chúng hầu hết dành thời gian sống ở trên cây. Chúng ngủ, giao phối và thậm chí cả sinh con cũng trong tư thế treo ngược trên cành cây.Chúng chỉ xuống đất khi cần "giải quyết nỗi buồn" và thực sự di chuyển rất chậm với tốc độ 0,001 km/h. Mỗi lần giải phóng chất thải, trọng lượng cơ thể lười sẽ giảm khoảng 30%.Nhưng theo Shelby A. Ryan, lý do đầu tiên làm chúng đi chậm liên quan đến những gì chúng ăn vào. Thực tế, nếu nhìn tổng quát và không để ý, bạn sẽ nghĩ các con lười có thể trông giống nhau, nhưng thực tế nó có hai loại chính: con lười có hai ngón chân và con lười có ba ngón chân.Trong đó, con lười hai ngón là loại ăn tạp, nghĩa là vừa ăn lá cây, vừa là loại ăn thịt. Con lười ba ngón là "động vật ăn lá", có nghĩa là chúng ta chỉ có thể ăn lá và hoa. Vốn dĩ lá rất ít chất dinh dưỡng, và chứa rất ít năng lượng. Nên loai lười ba ngón tìm cách tồn tại với rất ít năng lượng bằng cách di chuyển chậm hơn.Điều này cũng dễ hiểu. Hãy tưởng tượng bạn sẽ chuyển chậm như thế nào nếu bạn chỉ có thể ăn lá cây thay vì tất cả trái cây và rau quả giàu năng lượng, hay rau thịt cá đủ đầy.Không chỉ là do tập tính, mọi thứ trong con lười đều chậm, ví dụ tiêu biểu nhất là hệ tiêu hóa của chúng. Con người mất khoảng 1 - 2 ngày để cơ thể hấp thụ xong dưỡng chất của một bữa ăn. Còn với loài lười, muốn tiêu hóa hết vài chiếc lá, chúng cần khoảng... 30 ngày. Thế nên, để bảo toàn năng lượng, chúng phải đi chậm theo đặc tính vốn có. Trên thực tế, con lười sử dụng năng lượng ít hơn khoảng 90% so với động vật có vú trung bình.Thế nên, ở loài lười, chúng luôn tìm cách giữ cho năng lượng của chúng bảo toàn vốn dĩ đã thấp bằng cách nghỉ ngơi nhiều và không di chuyển thường xuyên và phải đi với tốc độ chậm. Con nào càng thuần về lá cây, nó còn phải đi chậm hơn để bảo toàn, dự trữ năng lượng.Ngoài ra, nguyên nhân của sự chậm chạp ở lười một phần do thị lực kém của chúng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy loài lười đã mất khả năng nhìn từ khoảng 60 triệu năm trước. Vì vậy vào ban ngày, một con lười thực sự không thể nhìn thấy gì vì quá sáng.Di chuyển chậm chính là một sự tiến hóa để đảm bảo an toàn cho loài thú này. Khi không thể nhìn, chúng chỉ có thể chậm chạp bò từng bước, cảm nhận môi trường xung quanh một cách cẩn thận để không bị rơi khỏi cây.Thật không may, khi nhiều cây trong rừng bị chặt, những con lười phải đi xa hơn dọc xa theo mặt đất để tìm kiếm thức ăn cộng với tốc độ chậm.Điều này làm cho những động vật quý hiếm này gặp nguy hiểm trước các loài như mèo hoang dã và báo đốm. Tình trạng trên cũng đang làm giảm bớt về số lượng còn lại trên thế giới, đặc biệt là loài lười ba ngón lùn tịt vốn đang ở mức tuyệt chủng “cực kỳ nguy cấp”.
Mới đây, Tiến sĩ Shelby A. Ryan thuộc Khoa Khoa học Môi trường và Đời sống của Đại học Newcastle, Úc đã chia sẻ đôi điều thú vị về các chú lười thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Nam và Trung Mỹ.
Điểm đặc biệt dễ thấy là chúng hầu hết dành thời gian sống ở trên cây. Chúng ngủ, giao phối và thậm chí cả sinh con cũng trong tư thế treo ngược trên cành cây.
Chúng chỉ xuống đất khi cần "giải quyết nỗi buồn" và thực sự di chuyển rất chậm với tốc độ 0,001 km/h. Mỗi lần giải phóng chất thải, trọng lượng cơ thể lười sẽ giảm khoảng 30%.
Nhưng theo Shelby A. Ryan, lý do đầu tiên làm chúng đi chậm liên quan đến những gì chúng ăn vào. Thực tế, nếu nhìn tổng quát và không để ý, bạn sẽ nghĩ các con lười có thể trông giống nhau, nhưng thực tế nó có hai loại chính: con lười có hai ngón chân và con lười có ba ngón chân.
Trong đó, con lười hai ngón là loại ăn tạp, nghĩa là vừa ăn lá cây, vừa là loại ăn thịt. Con lười ba ngón là "động vật ăn lá", có nghĩa là chúng ta chỉ có thể ăn lá và hoa. Vốn dĩ lá rất ít chất dinh dưỡng, và chứa rất ít năng lượng. Nên loai lười ba ngón tìm cách tồn tại với rất ít năng lượng bằng cách di chuyển chậm hơn.
Điều này cũng dễ hiểu. Hãy tưởng tượng bạn sẽ chuyển chậm như thế nào nếu bạn chỉ có thể ăn lá cây thay vì tất cả trái cây và rau quả giàu năng lượng, hay rau thịt cá đủ đầy.
Không chỉ là do tập tính, mọi thứ trong con lười đều chậm, ví dụ tiêu biểu nhất là hệ tiêu hóa của chúng. Con người mất khoảng 1 - 2 ngày để cơ thể hấp thụ xong dưỡng chất của một bữa ăn. Còn với loài lười, muốn tiêu hóa hết vài chiếc lá, chúng cần khoảng... 30 ngày. Thế nên, để bảo toàn năng lượng, chúng phải đi chậm theo đặc tính vốn có. Trên thực tế, con lười sử dụng năng lượng ít hơn khoảng 90% so với động vật có vú trung bình.
Thế nên, ở loài lười, chúng luôn tìm cách giữ cho năng lượng của chúng bảo toàn vốn dĩ đã thấp bằng cách nghỉ ngơi nhiều và không di chuyển thường xuyên và phải đi với tốc độ chậm. Con nào càng thuần về lá cây, nó còn phải đi chậm hơn để bảo toàn, dự trữ năng lượng.
Ngoài ra, nguyên nhân của sự chậm chạp ở lười một phần do thị lực kém của chúng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy loài lười đã mất khả năng nhìn từ khoảng 60 triệu năm trước. Vì vậy vào ban ngày, một con lười thực sự không thể nhìn thấy gì vì quá sáng.
Di chuyển chậm chính là một sự tiến hóa để đảm bảo an toàn cho loài thú này. Khi không thể nhìn, chúng chỉ có thể chậm chạp bò từng bước, cảm nhận môi trường xung quanh một cách cẩn thận để không bị rơi khỏi cây.
Thật không may, khi nhiều cây trong rừng bị chặt, những con lười phải đi xa hơn dọc xa theo mặt đất để tìm kiếm thức ăn cộng với tốc độ chậm.
Điều này làm cho những động vật quý hiếm này gặp nguy hiểm trước các loài như mèo hoang dã và báo đốm. Tình trạng trên cũng đang làm giảm bớt về số lượng còn lại trên thế giới, đặc biệt là loài lười ba ngón lùn tịt vốn đang ở mức tuyệt chủng “cực kỳ nguy cấp”.