Vào năm 1957, các nhà khoa học khai quật được hóa thạch thủy quái “ngoài hành tinh” Alienacanthus. Trong những năm tiếp theo, giới chuyên gia thực hiện nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các bí ẩn về quái vật này.Kết quả xác định niên đại cho thấy hóa thạch thuộc về một con Alienacanthus sống cách đây 365 triệu năm. Điều này có nghĩa con thủy quái này sống trên Trái Đất vào kỷ Devon. Đó là một kỷ địa chất kéo dài 60 triệu năm từ lúc kỷ Silur kết thúc 419 triệu năm trước cho đến khi kỷ Than Đá bắt đầu khoảng 359 triệu năm trước.Kỷ Devon là giai đoạn lịch sử quan trọng đối với hệ động vật trên Trái Đất. Đây là thời điểm một số loài thủy quái cổ đại bắt đầu tiến hóa để sống trên bờ và trở thành động vật 4 chân.Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Alienacanthus có nghĩa là một thủy quái gai "ngoài hành tinh". Điều này phần nào nói lên sự nguy hiểm, kỳ dị của sinh vật cổ đại này.Kết quả nghiên cứu hóa thạch chỉ ra, thủy quái Alienacanthus có hàm dưới đầy răng sắc nhọn, thon và dài bất thường.Với hàm răng đáng sợ này, Alienacanthus có thể gây ra vết cắn khủng khiếp cho con mồi.Nhà cổ sinh vật học Melina Jobbins của Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho hay phát hiện mới về loài Alienacanthus đã giúp giới khoa học hình dung phần nào về ngoại hình của các thủy quái sống vào kỷ Devon có thể sở hữu.Ngoài hóa thạch Alienacanthus tìm thấy ở Ba Lan, các chuyên gia đã tìm thấy một số hóa thạch tương tự của loài này ở Morocco.Vào kỷ Devon, Ba Lan và Morocco là hai quốc gia nằm ở bờ biển phía Đông Bắc và phía Nam của một siêu lục địa rộng lớn. Việc tìm thấy hóa thạch của Alienacanthus ở 2 nước này cho thấy loài thủy quái “ngoài hành tinh” phân bố rộng khắp siêu đại dương vào kỷ Devon.Mời độc giả xem video: "Đụng độ" thủy quái dài gần 20m ngay trong vườn nhà.
Vào năm 1957, các nhà khoa học khai quật được hóa thạch thủy quái “ngoài hành tinh” Alienacanthus. Trong những năm tiếp theo, giới chuyên gia thực hiện nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các bí ẩn về quái vật này.
Kết quả xác định niên đại cho thấy hóa thạch thuộc về một con Alienacanthus sống cách đây 365 triệu năm. Điều này có nghĩa con thủy quái này sống trên Trái Đất vào kỷ Devon. Đó là một kỷ địa chất kéo dài 60 triệu năm từ lúc kỷ Silur kết thúc 419 triệu năm trước cho đến khi kỷ Than Đá bắt đầu khoảng 359 triệu năm trước.
Kỷ Devon là giai đoạn lịch sử quan trọng đối với hệ động vật trên Trái Đất. Đây là thời điểm một số loài thủy quái cổ đại bắt đầu tiến hóa để sống trên bờ và trở thành động vật 4 chân.
Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Alienacanthus có nghĩa là một thủy quái gai "ngoài hành tinh". Điều này phần nào nói lên sự nguy hiểm, kỳ dị của sinh vật cổ đại này.
Kết quả nghiên cứu hóa thạch chỉ ra, thủy quái Alienacanthus có hàm dưới đầy răng sắc nhọn, thon và dài bất thường.
Với hàm răng đáng sợ này, Alienacanthus có thể gây ra vết cắn khủng khiếp cho con mồi.
Nhà cổ sinh vật học Melina Jobbins của Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho hay phát hiện mới về loài Alienacanthus đã giúp giới khoa học hình dung phần nào về ngoại hình của các thủy quái sống vào kỷ Devon có thể sở hữu.
Ngoài hóa thạch Alienacanthus tìm thấy ở Ba Lan, các chuyên gia đã tìm thấy một số hóa thạch tương tự của loài này ở Morocco.
Vào kỷ Devon, Ba Lan và Morocco là hai quốc gia nằm ở bờ biển phía Đông Bắc và phía Nam của một siêu lục địa rộng lớn. Việc tìm thấy hóa thạch của Alienacanthus ở 2 nước này cho thấy loài thủy quái “ngoài hành tinh” phân bố rộng khắp siêu đại dương vào kỷ Devon.
Mời độc giả xem video: "Đụng độ" thủy quái dài gần 20m ngay trong vườn nhà.