Làng Alert, Canada: Alert là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía bắc vùng Nunavut Canada, cách Bắc Cực khoảng 800 km. Alert được cho là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất khi cách ngôi làng gần nhất tới 2.100km, nhiệt độ vào mùa đông có thể giảm xuống -40 độ khiến vùng đất này trở thành nơi rất khó khăn để sống. Chỉ có 5 người dân sinh sống ở đây. Do vị trí địa lý đặc biệt, làng Alert được chiếu sáng liên tục 24 giờ liên tục trong những tháng mùa hè, và chìm trong bóng tối trong mùa đông. (Ảnh: Panoramio).Làng Ittoqqortorrmiit, Greenland: Ngôi làng nhỏ ở bờ biển phía đông của Greenland không chỉ có tên khó phát âm, mà còn là một trong những nơi xa nhất có người sinh sống. Chỉ có 452 người sống ở Ittoqqortorrmiit. Làng được bao quanh bởi biển, nhưng không thể tiếp cận bằng thuyền trong suốt 9 tháng, vì nhiệt độ xuống thấp đến mức nước biển đóng băng. Cách làng 40 km có một sân bay nhỏ của địa phương nhưng không có khách nên chẳng mấy khi hoạt động. (Ảnh: Neo Bux).Trạm nghiên cứu McMurdo nằm ở mũi phía bắc của Nam Cực, một trong những vị trí khó tiếp cận nhất trên hành tinh. Có khoảng 1.200 nhà nghiên cứu làm việc tại trạm McMurdo, chủ yếu trong những tháng mùa hè. Trước đây, phải mất vài tháng để đến được cơ sở nghiên cứu bằng cách đi tàu. Hiện nay việc đi lại đã bớt khó khăn hơn khi có thêm ba chiếc máy bay. (Ảnh: Polartrec).Huyện Motuo, Trung Quốc: Motou hay Mêdog nằm ở địa khu Nyingchi, khu tự trị Tây Tạng. Nơi này không có con đường cố định nào dẫn vào, vì đường thường bị lở đất, tuyết phủ. Điều này khiến khu vực hầu như không chịu ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại. Chính phủ Trung Quốc từng cho xây dựng đường và cầu dẫn đến huyện nhưng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình xấu, những trận lở đất đã khiến việc này trở nên khó khăn. Trước khi một con đường được hoàn thành năm 2013, để đến được vùng đất có cảnh quan ngoạn mục này, du khách thường phải vượt qua dãy Himalaya trước khi băng qua cây cầu treo dài 200m. (Ảnh: China Tours Online).Oymyakon, Siberia: Làng Oymyakon được cho là nơi lạnh nhất trên Trái đất có người sinh sống. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở đây là -71 độ. Cả làng chỉ có 521 người sinh sống. Thức ăn chủ yếu của người dân là thịt vì nhiệt độ lạnh, mặt đất quanh năm đóng băng khiến cây trồng không thể phát triển. (Ảnh: Rough Guides).Cao nguyên Tây Tạng được mệnh danh là “Mái nhà của Thế giới”, được các ngọn núi bao quanh, với dãy Himalayas ở phía nam, Côn Lôn về phía bắc và dãy Kỳ Liên Sơn ở phía đông. Đây cũng là một trong những nơi xa xôi nhất để sống trên Trái đất. (Ảnh: New York Times).Thành phố La Rinconada, Peru: Thành phố miền núi hẻo lánh La Rinconada nằm ở độ cao hơn 5.000m. Tuy xa xôi hẻo lánh nhưng lại có tới 30.000 cư dân sinh sống ở đây. Hầu hết họ đều tham gia vào việc kinh doanh khai thác vàng. Không có đường bay nào đến thành phố nên cách duy nhất để đến đây là bằng xe tải vượt qua những con đường núi cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Speleominas).Đảo Bouvet, phía nam Đại Tây Dương: Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cô lập hoàn toàn, đảo Bouvet có thể là địa điểm lý tưởng. Hòn đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách Queen Maud Land 1.600 km. Vị trí biệt lập, 93% diện tích được băng đá bao phủ, phần còn lại là một ngọn núi lửa đã tắt khiến cho không cư dân nào sinh sống cố định ở đây. (Ảnh: WP).Quần đảo Pitcairn, Anh: Quần đảo Pitcairn nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, thuộc phần lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh. Đảo có khoảng 50 người sinh sống. Nơi gần nhất quần đảo này là Tahiti và Gambier, nhưng cũng cách nhau hàng nghìn km. Hòn đảo không có sân bay và chỉ có thể được tiếp cận bằng tàu thuyền, mất khoảng 10 ngày nếu xuất phát từ đất liền của New Zealand. (Ảnh: Cntraveler).Nhóm đảo Tristan Da Cunha: Nhóm đảo Tristan Da Cunha nằm ở phía nam Đại Tây Dương, cách Nam Phi 2816km, cách Nam Mỹ 3.360km. Gần 300 cư dân trên đảo chủ yếu là nông dân và thợ thủ công. Địa hình nhiều núi đá khiến không thể xây dựng sân bay trên đảo. Mỗi năm chỉ có 9 lần những con tàu đánh cá từ Nam Phi ghé vào đảo. Tuy vậy ở đây cũng có đài truyền hình và có thể kết nối internet qua vệ tinh. (Ảnh: The Lab and Field).Vestmannaeyjar, Iceland, nằm dọc theo bờ biển phía nam đất nước, quần đảo này khá đẹp, chỉ có khoảng 4.000 người sinh sống.Bờ biển Skeleton, Namibia, ở phía bắc của đất nước, gần Đại Tây Dương. Nó được coi là một trong những địa điểm cô lập trên thế giới. Cư dân sống ở đó là những bộ tộc bản địa.Bán đảo Cape York, Úc, được tìm thấy ở phía bắc Queensland, được biết đến là một trong những khu vực hoang dã cuối cùng trên thế giới. Đây là môi trường sống tự nhiên cho động vật, thực vật, và cũng là nơi sinh sống của khoảng 18.000 thổ dân.Supai, Arizona, là thị trấn bị cô lập nhất trong lãnh thổ Mỹ. Không có con đường trải nhựa nào dẫn vào thị trấn, người ta phải đi trực thăng hoặc dùng con la. Thư cho 200 cư dân cũng được những con la vận chuyển.Quần đảo Faroe, Đan Mạch, nằm giữa Na Uy và Iceland, được tự trị từ năm 1948, có dân số khoảng 50.000.Iqaluit, Canada, được tìm thấy ở bờ biển phía nam gần đảo Baffin. Khu vực này chỉ có khoảng 7.000 người sống, là nơi duy nhất ở Canada không kết nối với bất kỳ hệ thống đường cao tốc nào.Đảo Laura thuộc quần đảo Marshall, vừa là một hòn đảo vừa là một thị trấn nhỏ nằm trên một quần đảo ở Thái Bình Dương. Ở độ cao khoảng 3 mét so với mực nước biển, nó được coi là một trong những hòn đảo cao nhất trong chuỗi các đảo ở đây.Svalbard, Na Uy, nằm giữa Na Uy và Bắc Cực. Khu vực này hầu hết được bao phủ bởi các sông băng, có khoảng 2.600 người sinh sống.
Làng Alert, Canada: Alert là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía bắc vùng Nunavut Canada, cách Bắc Cực khoảng 800 km. Alert được cho là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất khi cách ngôi làng gần nhất tới 2.100km, nhiệt độ vào mùa đông có thể giảm xuống -40 độ khiến vùng đất này trở thành nơi rất khó khăn để sống. Chỉ có 5 người dân sinh sống ở đây. Do vị trí địa lý đặc biệt, làng Alert được chiếu sáng liên tục 24 giờ liên tục trong những tháng mùa hè, và chìm trong bóng tối trong mùa đông. (Ảnh: Panoramio).
Làng Ittoqqortorrmiit, Greenland: Ngôi làng nhỏ ở bờ biển phía đông của Greenland không chỉ có tên khó phát âm, mà còn là một trong những nơi xa nhất có người sinh sống. Chỉ có 452 người sống ở Ittoqqortorrmiit. Làng được bao quanh bởi biển, nhưng không thể tiếp cận bằng thuyền trong suốt 9 tháng, vì nhiệt độ xuống thấp đến mức nước biển đóng băng. Cách làng 40 km có một sân bay nhỏ của địa phương nhưng không có khách nên chẳng mấy khi hoạt động. (Ảnh: Neo Bux).
Trạm nghiên cứu McMurdo nằm ở mũi phía bắc của Nam Cực, một trong những vị trí khó tiếp cận nhất trên hành tinh. Có khoảng 1.200 nhà nghiên cứu làm việc tại trạm McMurdo, chủ yếu trong những tháng mùa hè. Trước đây, phải mất vài tháng để đến được cơ sở nghiên cứu bằng cách đi tàu. Hiện nay việc đi lại đã bớt khó khăn hơn khi có thêm ba chiếc máy bay. (Ảnh: Polartrec).
Huyện Motuo, Trung Quốc: Motou hay Mêdog nằm ở địa khu Nyingchi, khu tự trị Tây Tạng. Nơi này không có con đường cố định nào dẫn vào, vì đường thường bị lở đất, tuyết phủ. Điều này khiến khu vực hầu như không chịu ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại. Chính phủ Trung Quốc từng cho xây dựng đường và cầu dẫn đến huyện nhưng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình xấu, những trận lở đất đã khiến việc này trở nên khó khăn. Trước khi một con đường được hoàn thành năm 2013, để đến được vùng đất có cảnh quan ngoạn mục này, du khách thường phải vượt qua dãy Himalaya trước khi băng qua cây cầu treo dài 200m. (Ảnh: China Tours Online).
Oymyakon, Siberia: Làng Oymyakon được cho là nơi lạnh nhất trên Trái đất có người sinh sống. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở đây là -71 độ. Cả làng chỉ có 521 người sinh sống. Thức ăn chủ yếu của người dân là thịt vì nhiệt độ lạnh, mặt đất quanh năm đóng băng khiến cây trồng không thể phát triển. (Ảnh: Rough Guides).
Cao nguyên Tây Tạng được mệnh danh là “Mái nhà của Thế giới”, được các ngọn núi bao quanh, với dãy Himalayas ở phía nam, Côn Lôn về phía bắc và dãy Kỳ Liên Sơn ở phía đông. Đây cũng là một trong những nơi xa xôi nhất để sống trên Trái đất. (Ảnh: New York Times).
Thành phố La Rinconada, Peru: Thành phố miền núi hẻo lánh La Rinconada nằm ở độ cao hơn 5.000m. Tuy xa xôi hẻo lánh nhưng lại có tới 30.000 cư dân sinh sống ở đây. Hầu hết họ đều tham gia vào việc kinh doanh khai thác vàng. Không có đường bay nào đến thành phố nên cách duy nhất để đến đây là bằng xe tải vượt qua những con đường núi cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Speleominas).
Đảo Bouvet, phía nam Đại Tây Dương: Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cô lập hoàn toàn, đảo Bouvet có thể là địa điểm lý tưởng. Hòn đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách Queen Maud Land 1.600 km. Vị trí biệt lập, 93% diện tích được băng đá bao phủ, phần còn lại là một ngọn núi lửa đã tắt khiến cho không cư dân nào sinh sống cố định ở đây. (Ảnh: WP).
Quần đảo Pitcairn, Anh: Quần đảo Pitcairn nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, thuộc phần lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh. Đảo có khoảng 50 người sinh sống. Nơi gần nhất quần đảo này là Tahiti và Gambier, nhưng cũng cách nhau hàng nghìn km. Hòn đảo không có sân bay và chỉ có thể được tiếp cận bằng tàu thuyền, mất khoảng 10 ngày nếu xuất phát từ đất liền của New Zealand. (Ảnh: Cntraveler).
Nhóm đảo Tristan Da Cunha: Nhóm đảo Tristan Da Cunha nằm ở phía nam Đại Tây Dương, cách Nam Phi 2816km, cách Nam Mỹ 3.360km. Gần 300 cư dân trên đảo chủ yếu là nông dân và thợ thủ công. Địa hình nhiều núi đá khiến không thể xây dựng sân bay trên đảo. Mỗi năm chỉ có 9 lần những con tàu đánh cá từ Nam Phi ghé vào đảo. Tuy vậy ở đây cũng có đài truyền hình và có thể kết nối internet qua vệ tinh. (Ảnh: The Lab and Field).
Vestmannaeyjar, Iceland, nằm dọc theo bờ biển phía nam đất nước, quần đảo này khá đẹp, chỉ có khoảng 4.000 người sinh sống.
Bờ biển Skeleton, Namibia, ở phía bắc của đất nước, gần Đại Tây Dương. Nó được coi là một trong những địa điểm cô lập trên thế giới. Cư dân sống ở đó là những bộ tộc bản địa.
Bán đảo Cape York, Úc, được tìm thấy ở phía bắc Queensland, được biết đến là một trong những khu vực hoang dã cuối cùng trên thế giới. Đây là môi trường sống tự nhiên cho động vật, thực vật, và cũng là nơi sinh sống của khoảng 18.000 thổ dân.
Supai, Arizona, là thị trấn bị cô lập nhất trong lãnh thổ Mỹ. Không có con đường trải nhựa nào dẫn vào thị trấn, người ta phải đi trực thăng hoặc dùng con la. Thư cho 200 cư dân cũng được những con la vận chuyển.
Quần đảo Faroe, Đan Mạch, nằm giữa Na Uy và Iceland, được tự trị từ năm 1948, có dân số khoảng 50.000.
Iqaluit, Canada, được tìm thấy ở bờ biển phía nam gần đảo Baffin. Khu vực này chỉ có khoảng 7.000 người sống, là nơi duy nhất ở Canada không kết nối với bất kỳ hệ thống đường cao tốc nào.
Đảo Laura thuộc quần đảo Marshall, vừa là một hòn đảo vừa là một thị trấn nhỏ nằm trên một quần đảo ở Thái Bình Dương. Ở độ cao khoảng 3 mét so với mực nước biển, nó được coi là một trong những hòn đảo cao nhất trong chuỗi các đảo ở đây.
Svalbard, Na Uy, nằm giữa Na Uy và Bắc Cực. Khu vực này hầu hết được bao phủ bởi các sông băng, có khoảng 2.600 người sinh sống.