iPhone 12 và iPhone 12 sở hữu cụm camera kép giống như iPhone 11. Trong đó camera chính và camera góc rộng đều có độ phân giải 12 MP. Tuy nhiên, cụm camera chính của bộ đôi iPhone 12 có hệ 7 thấu kính với khẩu độ f/1.6, rộng hơn một chút so với khẩu độ f/1.8 trên iPhone 11.Một tính năng khá thú vị trên iPhone 12 là chụp ảnh chế độ Ultimate Wide Wide khi kết hợp panorama với ống kính ultrawide cho ra ảnh nhiều chi tiết và góc nhìn lạ hơn.Tuy nhiên, khi đi vào đánh giá cụ thể, iPhone 12 bắt đầu lộ ra những điểm yếu của mình. Chế độ chụp đêm hoạt động không thực sự hiệu quả khi ảnh ra bị bệt và sai màu không nhỏ.Trên thế hệ iPhone 12, Apple đã tạo ra sự khác biệt khá lớn giữa 2 mẫu máy Pro. Đó là tiêu cự ống kính zoom xa hơn. Tuy nhiên, ống kính này có khẩu độ f/2.2, tức là nhỏ hơn khẩu độ f/2.0 trên iPhone 12 Pro. Tuy nhiên, ống kính telephoto này cũng chưa được hoàn thiện tốt khi cho ra ảnh khá bệt do hiệu ứng khử noise hoạt động quá mạnh.Khi chụp tự động trong điều kiện ánh sáng bình thường, iPhone 12 Pro cho ra ảnh với độ cân bằng sáng khá tốt. Điều này có được là nhờ Apple đã nâng cấp thuật toán Deep Fusion có từ iPhone 11. Máy sử dụng AI để phân tích khung cảnh và làm tăng độ nét, chi tiết. Tuy nhiên, sự khác biệt so với iPhone 11 là không quá nhiều, khó nhận biết khi nhìn thoáng qua.Ống kính góc siêu rộng ultrawide không có nhiều khác biệt quá lớn so với iPhone 11. Apple cho biết ống kính này hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên thực tế là hơn không nhiều so với dòng iPhone 11 năm trước.Đối với chế độ chụp đêm, model này có thể phơi sáng 1-3s ở camera Super wide. Ở dòng iPhone 11 năm ngoái chúng ta chỉ có thể phơi ở chế độ camera chính 1x và 2x. Máy vẫn có tình trạng bị noise và lệch màu và bệt màu, tuy có ít hơn iPhone 11 nhưng sự khác biệt là không lớn. So sánh với Pixel 3A hay S20 Ultra thì đuối hơn một chút.Deep Fusion, công nghệ được giới thiệu từ thế hệ iPhone 11 cũng được nâng cấp. Deep Fusion có tác dụng ở môi trường chụp ánh sáng trung bình tới yếu, sử dụng con chip AI để phân tích khung cảnh và làm tăng độ nét, chi tiết. Tuy nhiên, ở bức ảnh môi trường ánh sáng có phần hơi phức tạp, công nghệ này có phần hoạt động hơi quá đà khiến bức ảnh bị lên nét gắt, ảnh bị gai hơn, đặc biệt ở phần da mặt, ánh sáng cũng bị làm gắt hơn chứ không mịn.Việc nâng cấp lên chip A14 Bionic mang lại sức mạnh xử lý tốt hơn cho thế hệ iPhone 12, nhờ đó các tính năng nhiếp ảnh điện toán cũng được cải thiện. Tuy nhiên, những bức ảnh cho ra có thiên hướng ngả vàng khá nhiều.Ở điều kiện ánh sáng tốt, Camera trước của iPhone 12 hoạt động ổn với 12MP. Thực chất, ở khi môi trường ánh sáng ổn thì gần như những chiếc Flagship của các hãng khác cũng làm được điều tương tự. Điều duy nhất mà iPhone 12 tự hào ở cam trước đó là tái tạo màu da khá hoàn hảo.Chế độ Smart HDR mới trên iPhone 12 cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bức ảnh chụp ở các mức sáng khác nhau. Công nghệ này mang lại bức ảnh sáng đều, giữ chi tiết ở cả vùng sáng và vùng tối nhưng điều phải trả giá đó là mức độ xử lý hơi nặng của iPhone 12 khiến vùng tối bị noise và gai khá nhiều. Vì thế, ảnh HDR từ iPhone 12 ở mức chấp nhận được.iPhone 12 Pro được trang bị cảm biến LiDAR. Cảm biến này có thể quét môi trường xung quanh để đo khoảng cách tới các vật, tạo ra bản đồ chiều sâu. Ngoài ứng dụng cho công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), cảm biến LiDAR giúp lấy nét trong tối nhanh hơn tới 6 lần. Bức ảnh này đã thể hiện được sức mạnh của bộ cảm biến LiDAR khi các vùng chuyển tiếp và sáng tối rất mượt mà.
iPhone 12 và iPhone 12 sở hữu cụm camera kép giống như iPhone 11. Trong đó camera chính và camera góc rộng đều có độ phân giải 12 MP. Tuy nhiên, cụm camera chính của bộ đôi iPhone 12 có hệ 7 thấu kính với khẩu độ f/1.6, rộng hơn một chút so với khẩu độ f/1.8 trên iPhone 11.
Một tính năng khá thú vị trên iPhone 12 là chụp ảnh chế độ Ultimate Wide Wide khi kết hợp panorama với ống kính ultrawide cho ra ảnh nhiều chi tiết và góc nhìn lạ hơn.
Tuy nhiên, khi đi vào đánh giá cụ thể, iPhone 12 bắt đầu lộ ra những điểm yếu của mình. Chế độ chụp đêm hoạt động không thực sự hiệu quả khi ảnh ra bị bệt và sai màu không nhỏ.
Trên thế hệ iPhone 12, Apple đã tạo ra sự khác biệt khá lớn giữa 2 mẫu máy Pro. Đó là tiêu cự ống kính zoom xa hơn. Tuy nhiên, ống kính này có khẩu độ f/2.2, tức là nhỏ hơn khẩu độ f/2.0 trên iPhone 12 Pro. Tuy nhiên, ống kính telephoto này cũng chưa được hoàn thiện tốt khi cho ra ảnh khá bệt do hiệu ứng khử noise hoạt động quá mạnh.
Khi chụp tự động trong điều kiện ánh sáng bình thường, iPhone 12 Pro cho ra ảnh với độ cân bằng sáng khá tốt. Điều này có được là nhờ Apple đã nâng cấp thuật toán Deep Fusion có từ iPhone 11. Máy sử dụng AI để phân tích khung cảnh và làm tăng độ nét, chi tiết. Tuy nhiên, sự khác biệt so với iPhone 11 là không quá nhiều, khó nhận biết khi nhìn thoáng qua.
Ống kính góc siêu rộng ultrawide không có nhiều khác biệt quá lớn so với iPhone 11. Apple cho biết ống kính này hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên thực tế là hơn không nhiều so với dòng iPhone 11 năm trước.
Đối với chế độ chụp đêm, model này có thể phơi sáng 1-3s ở camera Super wide. Ở dòng iPhone 11 năm ngoái chúng ta chỉ có thể phơi ở chế độ camera chính 1x và 2x. Máy vẫn có tình trạng bị noise và lệch màu và bệt màu, tuy có ít hơn iPhone 11 nhưng sự khác biệt là không lớn. So sánh với Pixel 3A hay S20 Ultra thì đuối hơn một chút.
Deep Fusion, công nghệ được giới thiệu từ thế hệ iPhone 11 cũng được nâng cấp. Deep Fusion có tác dụng ở môi trường chụp ánh sáng trung bình tới yếu, sử dụng con chip AI để phân tích khung cảnh và làm tăng độ nét, chi tiết. Tuy nhiên, ở bức ảnh môi trường ánh sáng có phần hơi phức tạp, công nghệ này có phần hoạt động hơi quá đà khiến bức ảnh bị lên nét gắt, ảnh bị gai hơn, đặc biệt ở phần da mặt, ánh sáng cũng bị làm gắt hơn chứ không mịn.
Việc nâng cấp lên chip A14 Bionic mang lại sức mạnh xử lý tốt hơn cho thế hệ iPhone 12, nhờ đó các tính năng nhiếp ảnh điện toán cũng được cải thiện. Tuy nhiên, những bức ảnh cho ra có thiên hướng ngả vàng khá nhiều.
Ở điều kiện ánh sáng tốt, Camera trước của iPhone 12 hoạt động ổn với 12MP. Thực chất, ở khi môi trường ánh sáng ổn thì gần như những chiếc Flagship của các hãng khác cũng làm được điều tương tự. Điều duy nhất mà iPhone 12 tự hào ở cam trước đó là tái tạo màu da khá hoàn hảo.
Chế độ Smart HDR mới trên iPhone 12 cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bức ảnh chụp ở các mức sáng khác nhau. Công nghệ này mang lại bức ảnh sáng đều, giữ chi tiết ở cả vùng sáng và vùng tối nhưng điều phải trả giá đó là mức độ xử lý hơi nặng của iPhone 12 khiến vùng tối bị noise và gai khá nhiều. Vì thế, ảnh HDR từ iPhone 12 ở mức chấp nhận được.
iPhone 12 Pro được trang bị cảm biến LiDAR. Cảm biến này có thể quét môi trường xung quanh để đo khoảng cách tới các vật, tạo ra bản đồ chiều sâu. Ngoài ứng dụng cho công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), cảm biến LiDAR giúp lấy nét trong tối nhanh hơn tới 6 lần. Bức ảnh này đã thể hiện được sức mạnh của bộ cảm biến LiDAR khi các vùng chuyển tiếp và sáng tối rất mượt mà.