Mới đây, Jerry Ferguson, một nhiếp ảnh gia may mắn ghi lại được cảnh tượng bão Microburst hay còn gọi là bom mưa Microburst hình thành trên bầu trời Phoenix, Arizona. Bom mưa được cho là hiện tượng khí hậu cực hiếm và không thể dự đoán.Hiện tượng bom mưa được hình thành và phát triển trong quá trình di chuyển của bão. Khi bão xoáy hút không khí từ trên cao xuống sẽ tạo ra luồng gió lao xuống bề mặt đất hoặc mặt nước với vận tốc có thể đạt tới 170mph.Có ba giai đoạn hình thành bom mưa Microburst. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tiếp xúc, lúc này gia tốc thông gió tăng lên đến cực đại chỉ sau ít phút và lao xuống mặt đất theo phương thẳng đứng với tốc độ tối đa.Giai đoạn thứ hai là giai đoạn bùng nổ, ở giai đoạn này cơn gió liên tục xoáy mạnh thành dòng, giáng thẳng xuống mặt đất với tốc độ cực nhanh rồi tản ra khắp mọi nơi.Giai đoạn cuối cùng là được gọi là giai đoạn đệm, lúc này gió xoáy phía trên vẫn tiếp tục tăng tốc, tuy nhiên khi giáng xuống mặt đất chúng mang theo một lượng nước khổng lồ dội xuống. Theo thời gian, vận tốc gió chậm dần.Nhìn từ xa người ra cảm giác đây là một vụ nổ bom nguyên tử hay một chiếc van xả khổng lồ của bầu trời đang mở, xối xả tuôn nước xuống nhân gian.Về sức mạnh của bom mưa Microburst, các nhà nghiên cứu đánh giá sức mạnh phá hoại của cơn bão này vượt xa sức tưởng tượng của con người, gây ra thiệt hại nặng nề gấp nhiều lần những trận mưa đá hay mưa axit.Vào giai đoạn cuối, bom mưa Microburst trút một lượng nước khổng lồ xuống mặt đất kèm theo gió lốc cực mạnh.Từ xa, trông cơn bão Microburst hệt như một vụ nổ bom nguyên tử.Cảnh tượng này khiến nhiều người bàng hoàng trước sức mạnh của mẹ tự nhiên, củng cố suy nghĩ thiên nhiên không cần con người, chỉ có con người mới cần thiên nhiên.
Mới đây, Jerry Ferguson, một nhiếp ảnh gia may mắn ghi lại được cảnh tượng bão Microburst hay còn gọi là bom mưa Microburst hình thành trên bầu trời Phoenix, Arizona. Bom mưa được cho là hiện tượng khí hậu cực hiếm và không thể dự đoán.
Hiện tượng bom mưa được hình thành và phát triển trong quá trình di chuyển của bão. Khi bão xoáy hút không khí từ trên cao xuống sẽ tạo ra luồng gió lao xuống bề mặt đất hoặc mặt nước với vận tốc có thể đạt tới 170mph.
Có ba giai đoạn hình thành bom mưa Microburst. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tiếp xúc, lúc này gia tốc thông gió tăng lên đến cực đại chỉ sau ít phút và lao xuống mặt đất theo phương thẳng đứng với tốc độ tối đa.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn bùng nổ, ở giai đoạn này cơn gió liên tục xoáy mạnh thành dòng, giáng thẳng xuống mặt đất với tốc độ cực nhanh rồi tản ra khắp mọi nơi.
Giai đoạn cuối cùng là được gọi là giai đoạn đệm, lúc này gió xoáy phía trên vẫn tiếp tục tăng tốc, tuy nhiên khi giáng xuống mặt đất chúng mang theo một lượng nước khổng lồ dội xuống. Theo thời gian, vận tốc gió chậm dần.
Nhìn từ xa người ra cảm giác đây là một vụ nổ bom nguyên tử hay một chiếc van xả khổng lồ của bầu trời đang mở, xối xả tuôn nước xuống nhân gian.
Về sức mạnh của bom mưa Microburst, các nhà nghiên cứu đánh giá sức mạnh phá hoại của cơn bão này vượt xa sức tưởng tượng của con người, gây ra thiệt hại nặng nề gấp nhiều lần những trận mưa đá hay mưa axit.
Vào giai đoạn cuối, bom mưa Microburst trút một lượng nước khổng lồ xuống mặt đất kèm theo gió lốc cực mạnh.
Từ xa, trông cơn bão Microburst hệt như một vụ nổ bom nguyên tử.
Cảnh tượng này khiến nhiều người bàng hoàng trước sức mạnh của mẹ tự nhiên, củng cố suy nghĩ thiên nhiên không cần con người, chỉ có con người mới cần thiên nhiên.