Năm 2010, iPhone 4 bán ngay trong mùa hè với giá 199 USD và sau 3 ngày đầu tiên, Apple bán tổng cộng 1,7 triệu máy.Tại các Apple Store, cảnh tượng quen thuộc diễn ra khi rất nhiều người xếp hàng trước ngày bán để được sở hữu chiếc iPhone mới nhất.Đây là chiếc iPhone mang thiết kế mới, được Apple gọi là "smartphone mỏng nhất lịch sử" với màn hình Retina, camera trước phục vụ tính năng gọi video FaceTime.Người dùng không lâu sau khi nhận máy đã phàn nàn về hiện tượng mất sóng khi cầm trên tay trái. Sóng WiFi yếu đi, còn sóng điện thoại thì mất khiến cuộc gọi bị gián đoạn.Ngay sau đó, người phát ngôn của Apple lên tiếng khi cho rằng cầm nắm bất kỳ chiếc điện thoại nào trên tay cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng của ăng-ten. Đích thân Steve Jobs đã lên tiếng và hưởng ứng lời giải thích đó: "Tất cả các điện thoại đều có vùng nhạy cảm. Tránh nó ra là được thôi".Rõ ràng ban đầu Apple không thừa nhận lỗi, thậm chí đổ cho người dùng khi Steve Jobs nói người dùng cầm sai cách nên mới gây ra hiện tượng đó. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm phát triển, chuyên gia về ăng-ten của Apple khi đó là Ruben Caballero đã cảnh báo quản lý về điều này nhưng bị lờ đi.Nhằm giảm tối đa độ dày cho máy, Apple buộc phải bố trí ăng-ten xung quanh viền máy. iPhone 4 có đường ăng-ten ở góc dưới bên trái và khi người dùng để tay vào vị trí đó, sóng lập tức bị giảm đi. Ở lần giải thích tiếp theo, Apple nói họ tính toán sai cách phần mềm hiển thị sóng ở cột sóng, tức là iPhone 4 luôn hiển thị vạch sóng cao hơn 2 vạch so với tiêu chuẩn, bản cập nhật phần mềm sẽ giải quyết vấn đề.Tới ngày 16/7, Apple buộc phải mở cuộc họp báo và thừa nhận phần cứng có vấn đề. "Chúng tôi không hoàn hảo. Chúng tôi biết. Bạn biết điều đó. Và điện thoại của chúng tôi cũng vậy", Steve Jobs nói.Người dùng khi đó kỳ vọng Apple sẽ ra mắt một chiếc máy mới hoặc thu hồi sản phẩm lỗi và đổi máy mới nhưng Steve Jobs quyết định tặng người dùng một ốp lưng để giải quyết vấn đề. Nếu ai đã mua ốp thì sẽ được hoàn tiền.Apple không thu hồi hoặc đổi mới máy vì cho rằng chỉ khoảng 0,55% người dùng iPhone 4 phàn nàn về lỗi này. Tặng ốp lưng và khắc phục lỗi ngay ở đời sau (iPhone 4s) đã phần nào xoa dịu sự cố nhưng Antennagate tới giờ vẫn là scandal lớn với ngành điện thoại và riêng Apple.iPhone 4 là thiết bị mà Steve Jobs rất nâng niu và đặt trọn tâm huyết vào đó. Đây thực sự là chiếc iPhone có thiết kế đẹp nhất lịch sử và scandal về chiếc ăng-ten cũng đi vào lịch sử của Apple như những sự cố đáng quên nhất.Dù đã giải quyết thỏa đáng, Antennagate vẫn là một trong những bê bối lớn nhất lịch sử Apple.Steve Jobs từng cố cứu sản phẩm bằng cách đổ lỗi cho người dùng cầm sai cách.Trên iPhone 4, ăng-ten thu sóng được đặt bên ngoài thiết bị, phủ bởi dải kim loại giúp sản phẩm mỏng nhẹ hơn. Mấu chốt của vấn đề là khoảng hở giữa 2 dải ăng-ten ở góc dưới máy sẽ bị che khi người dùng cầm lên, ảnh hưởng đến khả năng thu sóng của ăng-ten.Năm 2012, Apple phải giải quyết vụ kiện tập thể liên quan đến lỗi ăng-ten trên iPhone 4, cuối cùng phải tặng ốp viền hoặc bồi thường 15 USD tiền mặt cho mỗi người dùng.
iPhone 5s vàng đúc
Năm 2010, iPhone 4 bán ngay trong mùa hè với giá 199 USD và sau 3 ngày đầu tiên, Apple bán tổng cộng 1,7 triệu máy.
Tại các Apple Store, cảnh tượng quen thuộc diễn ra khi rất nhiều người xếp hàng trước ngày bán để được sở hữu chiếc iPhone mới nhất.
Đây là chiếc iPhone mang thiết kế mới, được Apple gọi là "smartphone mỏng nhất lịch sử" với màn hình Retina, camera trước phục vụ tính năng gọi video FaceTime.
Người dùng không lâu sau khi nhận máy đã phàn nàn về hiện tượng mất sóng khi cầm trên tay trái. Sóng WiFi yếu đi, còn sóng điện thoại thì mất khiến cuộc gọi bị gián đoạn.
Ngay sau đó, người phát ngôn của Apple lên tiếng khi cho rằng cầm nắm bất kỳ chiếc điện thoại nào trên tay cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng của ăng-ten. Đích thân Steve Jobs đã lên tiếng và hưởng ứng lời giải thích đó: "Tất cả các điện thoại đều có vùng nhạy cảm. Tránh nó ra là được thôi".
Rõ ràng ban đầu Apple không thừa nhận lỗi, thậm chí đổ cho người dùng khi Steve Jobs nói người dùng cầm sai cách nên mới gây ra hiện tượng đó. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm phát triển, chuyên gia về ăng-ten của Apple khi đó là Ruben Caballero đã cảnh báo quản lý về điều này nhưng bị lờ đi.
Nhằm giảm tối đa độ dày cho máy, Apple buộc phải bố trí ăng-ten xung quanh viền máy. iPhone 4 có đường ăng-ten ở góc dưới bên trái và khi người dùng để tay vào vị trí đó, sóng lập tức bị giảm đi. Ở lần giải thích tiếp theo, Apple nói họ tính toán sai cách phần mềm hiển thị sóng ở cột sóng, tức là iPhone 4 luôn hiển thị vạch sóng cao hơn 2 vạch so với tiêu chuẩn, bản cập nhật phần mềm sẽ giải quyết vấn đề.
Tới ngày 16/7, Apple buộc phải mở cuộc họp báo và thừa nhận phần cứng có vấn đề. "Chúng tôi không hoàn hảo. Chúng tôi biết. Bạn biết điều đó. Và điện thoại của chúng tôi cũng vậy", Steve Jobs nói.
Người dùng khi đó kỳ vọng Apple sẽ ra mắt một chiếc máy mới hoặc thu hồi sản phẩm lỗi và đổi máy mới nhưng Steve Jobs quyết định tặng người dùng một ốp lưng để giải quyết vấn đề. Nếu ai đã mua ốp thì sẽ được hoàn tiền.
Apple không thu hồi hoặc đổi mới máy vì cho rằng chỉ khoảng 0,55% người dùng iPhone 4 phàn nàn về lỗi này. Tặng ốp lưng và khắc phục lỗi ngay ở đời sau (iPhone 4s) đã phần nào xoa dịu sự cố nhưng Antennagate tới giờ vẫn là scandal lớn với ngành điện thoại và riêng Apple.
iPhone 4 là thiết bị mà Steve Jobs rất nâng niu và đặt trọn tâm huyết vào đó. Đây thực sự là chiếc iPhone có thiết kế đẹp nhất lịch sử và scandal về chiếc ăng-ten cũng đi vào lịch sử của Apple như những sự cố đáng quên nhất.
Dù đã giải quyết thỏa đáng, Antennagate vẫn là một trong những bê bối lớn nhất lịch sử Apple.
Steve Jobs từng cố cứu sản phẩm bằng cách đổ lỗi cho người dùng cầm sai cách.
Trên iPhone 4, ăng-ten thu sóng được đặt bên ngoài thiết bị, phủ bởi dải kim loại giúp sản phẩm mỏng nhẹ hơn. Mấu chốt của vấn đề là khoảng hở giữa 2 dải ăng-ten ở góc dưới máy sẽ bị che khi người dùng cầm lên, ảnh hưởng đến khả năng thu sóng của ăng-ten.
Năm 2012, Apple phải giải quyết vụ kiện tập thể liên quan đến lỗi ăng-ten trên iPhone 4, cuối cùng phải tặng ốp viền hoặc bồi thường 15 USD tiền mặt cho mỗi người dùng.
iPhone 5s vàng đúc