Nằm ở phía bắc Tanzania, gần biên giới Kenya, " hồ tử thần" Natron hấp dẫn công chúng với màu nước đỏ nổi bật. Tuy nhiên, đằng sau màu nước ấn tượng này là bí mật kinh hoàng.Theo các chuyên gia, trong hàng ngàn năm qua, bấy cứ loài vật nào không mau sảy chân rơi xuống hồ Natron đều biến thành những xác ướp.Khi mực nước hồ Natron hạ xuống mức thấp, xác ướp của những con vật xấu số trôi dạt vào bờ.Trên xác của những con vật này đều phủ một lớp muối mỏng. Lòng hồ Natron trở thành môi trường bảo quản hoàn hảo cho xác các con vật trên.Nhờ vậy, xác những con vật sảy chân chết dưới hồ Natron không có mấy khác biệt so với khi còn sống.Thông thường, xác các loài vật sẽ bị phân hủy theo thời gian. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở hồ Natron. Nguyên nhân là bởi nước hồ có khả năng "hóa đá" mọi sinh vật sống và biến chúng thành những xác ướp tự nhiên.Hồ Natron có khả năng đặc biệt như vậy là nhờ ngọn núi lửa triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai nằm ở phía nam của hồ.Theo các nhà khoa học, dung nham từ núi lửa Ol Doinyo Lengai chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt, không giống loại muối trong nước biển thông thường. Thêm nữa, khu vực xung quanh hồ Natron đều khô cằn, thời tiết nóng lực. Những yếu tố này góp phần bảo quản xác những động vật rơi xuống hồ.Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những xác ướp động vật, hồ Natron còn gây ấn tượng bởi sự có mặt của hơn 2 triệu con chim hồng hạc. Màu sắc nổi bật của chúng tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp.Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.
Nằm ở phía bắc Tanzania, gần biên giới Kenya, " hồ tử thần" Natron hấp dẫn công chúng với màu nước đỏ nổi bật. Tuy nhiên, đằng sau màu nước ấn tượng này là bí mật kinh hoàng.
Theo các chuyên gia, trong hàng ngàn năm qua, bấy cứ loài vật nào không mau sảy chân rơi xuống hồ Natron đều biến thành những xác ướp.
Khi mực nước hồ Natron hạ xuống mức thấp, xác ướp của những con vật xấu số trôi dạt vào bờ.
Trên xác của những con vật này đều phủ một lớp muối mỏng. Lòng hồ Natron trở thành môi trường bảo quản hoàn hảo cho xác các con vật trên.
Nhờ vậy, xác những con vật sảy chân chết dưới hồ Natron không có mấy khác biệt so với khi còn sống.
Thông thường, xác các loài vật sẽ bị phân hủy theo thời gian. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở hồ Natron. Nguyên nhân là bởi nước hồ có khả năng "hóa đá" mọi sinh vật sống và biến chúng thành những xác ướp tự nhiên.
Hồ Natron có khả năng đặc biệt như vậy là nhờ ngọn núi lửa triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai nằm ở phía nam của hồ.
Theo các nhà khoa học, dung nham từ núi lửa Ol Doinyo Lengai chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt, không giống loại muối trong nước biển thông thường. Thêm nữa, khu vực xung quanh hồ Natron đều khô cằn, thời tiết nóng lực. Những yếu tố này góp phần bảo quản xác những động vật rơi xuống hồ.
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những xác ướp động vật, hồ Natron còn gây ấn tượng bởi sự có mặt của hơn 2 triệu con chim hồng hạc. Màu sắc nổi bật của chúng tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.