Nằm trong Vườn quốc gia Tikal của Guatemala, thành phố cổ Tikal là hiện thân cho sự phát triền rực rỡ của nền văn minh Maya cổ xưa. Tikal chính là thủ đô của Maya trong suốt quá trình tồn tại của vương quốc hùng mạnh nhất châu Mỹ này.Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm một sự thật bất ngờ về địa điểm du lịch nổi tiếng này. Cụ thể, sử dụng radar hồng ngoại LIDAR để kiểm tra lại thành cổ Tikal, họ tìm thấy một khu phố theo kiến trúc Teotihuacan.Khu phố theo kiến trúc Teotihuacan là một đô thành lớn được xây dựng bởi một nền văn minh khác mà con người hiện đại chưa hiểu tường tận. Dù từng có quãng thời gian cùng tồn tại, nhưng đô thành Tikal và đô thành Teotihuacan nằm cách nhau tới 1.000 km.Dù người ta từng biết rằng các thương nhân của 2 bên đã đi lại, giao lưu với nhau, nhưng việc phát hiện cả một '' tòa thành ma'' của nền văn minh này được giấu kỹ trong thủ đô của nền văn minh kia là điều gây khó hiểu.Các nhà khoa học cho biết, ''tòa thành ma'' ẩn trong một khu vực trước đây được cho là đồi tự nhiên ở Tikal, là bản sao thu nhỏ của khu vực cung điện hoàng gia và một số đền thờ ở Teotihuacan, được bao vây bởi tường thành kiên cố.Các cấu trúc bên trong đã đổ nát, nhưng điều gây khó hiểu nhất là không biết vì sao nó lại được giấu bên trong ngọn đồi giả.Tikal và Teotihuacan đều là những đô thị trù phú nhưng vai trò khác nhau trong lịch sử. Tikal là thủ đô của một đế chế lớn nhưng vẫn chỉ là một thành phố đông dân, trong khi Teotihuacan mang đầy đủ đặc tính của một đế chế.Phát hiện mới này cho thấy họ đã có những ảnh hưởng nhất định và các mối quan hệ ngoại giao sâu sắc hơn, quan trọng hơn đối với các nền văn minh quanh đó."Có lẽ nó giống như một khu phức hợp dùng làm đại sứ quán, nhưng kết hợp với một số nghiên cứu trước đây, đó phải là thứ gì đó quan trọng hơn, mang ý nghĩa của sự chiếm đóng hoặc giám sát'' - Giáo sư Stephen Houston từ Đại học Brown cho biết.Theo các nghiên cứu, người Maya đã cư trú tại thành phố cổ Tikal trong 7 thế kỷ, khoảng từ năm 200 đến năm 900.Trong thời gian này, thành phố đã thống trị phần một khu vực rộng lớn của Trung Mỹ về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự và tương tác với các đô thị lớn của nền văn minh Teotihuacan lân cận.Trong thời kỳ phát triển cực thinh, Tikal có tới 4.000 tòa nhà và 90.000 người dân sinh sống, cùng nhiều đền đài, cung điện tráng lệ. Cùng với sự suy tàn của đế chế Maya, thành phố cổ Tikal bị bỏ hoang vào khoảng năm 900.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT.
Nằm trong Vườn quốc gia Tikal của Guatemala, thành phố cổ Tikal là hiện thân cho sự phát triền rực rỡ của nền văn minh Maya cổ xưa. Tikal chính là thủ đô của Maya trong suốt quá trình tồn tại của vương quốc hùng mạnh nhất châu Mỹ này.
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm một sự thật bất ngờ về địa điểm du lịch nổi tiếng này. Cụ thể, sử dụng radar hồng ngoại LIDAR để kiểm tra lại thành cổ Tikal, họ tìm thấy một khu phố theo kiến trúc Teotihuacan.
Khu phố theo kiến trúc Teotihuacan là một đô thành lớn được xây dựng bởi một nền văn minh khác mà con người hiện đại chưa hiểu tường tận. Dù từng có quãng thời gian cùng tồn tại, nhưng đô thành Tikal và đô thành Teotihuacan nằm cách nhau tới 1.000 km.
Dù người ta từng biết rằng các thương nhân của 2 bên đã đi lại, giao lưu với nhau, nhưng việc phát hiện cả một '' tòa thành ma'' của nền văn minh này được giấu kỹ trong thủ đô của nền văn minh kia là điều gây khó hiểu.
Các nhà khoa học cho biết, ''tòa thành ma'' ẩn trong một khu vực trước đây được cho là đồi tự nhiên ở Tikal, là bản sao thu nhỏ của khu vực cung điện hoàng gia và một số đền thờ ở Teotihuacan, được bao vây bởi tường thành kiên cố.
Các cấu trúc bên trong đã đổ nát, nhưng điều gây khó hiểu nhất là không biết vì sao nó lại được giấu bên trong ngọn đồi giả.
Tikal và Teotihuacan đều là những đô thị trù phú nhưng vai trò khác nhau trong lịch sử. Tikal là thủ đô của một đế chế lớn nhưng vẫn chỉ là một thành phố đông dân, trong khi Teotihuacan mang đầy đủ đặc tính của một đế chế.
Phát hiện mới này cho thấy họ đã có những ảnh hưởng nhất định và các mối quan hệ ngoại giao sâu sắc hơn, quan trọng hơn đối với các nền văn minh quanh đó.
"Có lẽ nó giống như một khu phức hợp dùng làm đại sứ quán, nhưng kết hợp với một số nghiên cứu trước đây, đó phải là thứ gì đó quan trọng hơn, mang ý nghĩa của sự chiếm đóng hoặc giám sát'' - Giáo sư Stephen Houston từ Đại học Brown cho biết.
Theo các nghiên cứu, người Maya đã cư trú tại thành phố cổ Tikal trong 7 thế kỷ, khoảng từ năm 200 đến năm 900.
Trong thời gian này, thành phố đã thống trị phần một khu vực rộng lớn của Trung Mỹ về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự và tương tác với các đô thị lớn của nền văn minh Teotihuacan lân cận.
Trong thời kỳ phát triển cực thinh, Tikal có tới 4.000 tòa nhà và 90.000 người dân sinh sống, cùng nhiều đền đài, cung điện tráng lệ. Cùng với sự suy tàn của đế chế Maya, thành phố cổ Tikal bị bỏ hoang vào khoảng năm 900.