Năm 2017, một người dân ở TP Pompal - Bồ Đào Nha đã phát hiện vài mẩu xương khi làm việc ở vườn sau nhà mình. Ông nhanh chóng báo với Trường ĐH Lisbon và từ đó, công việc khai quật bắt đầu.Mới đây, nhóm khoa học gia Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha dẫn đầu bởi Trường ĐH Lisbon (Bồ Đào Nha) đã xác định bộ hài cốt khổng lồ thuộc về một con khủng long chân thằn lằn (sauropod) lên tới 150 triệu tuổi.Tuy không phải là bộ xương nguyên vẹn nhưng các nhà khảo cổ đã khai quật được những phần trọng yếu, như các đốt sống và toàn bộ xương sườn của con vật.Những phần hài cốt này cho thấy khi còn sống, con khủng long vĩ đại có thể cao tới 12 m và dài tới 25 m. Nếu tính toán này đúng, đây có thể là con khủng long lớn nhất mà giới cổ sinh vật học thế giới từng ghi nhận."Việc tìm thấy tất cả xương sườn của một con vật như thế này không phải là điều bình thường, chứ đừng nói đến vị trí - sự duy trì vị trí giải phẫu ban đầu của chúng" - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Elisabete Malafaia từ Trường ĐH Lisbon, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.Xương của con khủng long này nằm nguyên vị trí trên cơ thể trước khi chết nhờ phần mộ không bị xáo trộn - là rất hiếm thấy và quý giá, giúp các nhà khoa học tái hiện lại con vật một cách hoàn chỉnh, sống động và dễ dàng hơn.Khủng long chân thằn lằn (Sauropod) là những sinh vật trên cạn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng xuất hiện vào cuối kỷ Tam Điệp và phân bố ở hầu khắp các lục địa.Khi Sauropod mới xuất hiện, thời tiết trên Trái Đất khi đó tương đối khô hạn, chỉ có những cây lá cứng và ít chất dinh dưỡng. Do đó, sẽ phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa chỗ lá cây, cũng như cần 1 cái dạ dày thật to để trữ toàn bộ số thức ăn đó.Và thế là, Sauropod đã trở thành loài khủng long có kích thước khổng lồ nhất, với chiều dài có thể lên tới 40 m (đối với con trưởng thành) và 8 m (đối với con non). Những loài khủng long ăn cỏ đời sau thì có kích thước nhỏ hơn hẳn, do khí hậu ở kỉ Jura lẫn Creta đã trở nên ẩm ướt hơn và thực vật mềm hơn.Để tồn tại, mỗi con Sauropod phải ăn ít nhất 200 kg thực vật/ngày, và dĩ nhiên khi chúng muốn thì chúng có thể ăn hơn thế rất nhiều. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu mỗi khi chúng đi qua 1 khu rừng nào đó, khu rừng ấy sẽ trở nên trơ trụi.Do khủng long Sauropod không có răng hàm, nên chúng không thể nhai được thức ăn. Trong trường hợp chúng nuốt cả đá thì sao? Những cục đá mà chúng nuốt vào dạ dày sẽ được dùng như những vật giúp nghiền nát số lá cây chúng đã nuốt chửng và giúp tiêu hóa dễ hơn.Bàn chân của Sauropod vốn có 5 ngón giống như những loài thằn lằn, trong khi các bộ khủng long khác chỉ có 3 ngón mà thôi. Nhưng nếu bạn để ý thì, bàn chân của chúng lại giống chân loài voi hiện nay hơn.Mời các bạn xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT
Năm 2017, một người dân ở TP Pompal - Bồ Đào Nha đã phát hiện vài mẩu xương khi làm việc ở vườn sau nhà mình. Ông nhanh chóng báo với Trường ĐH Lisbon và từ đó, công việc khai quật bắt đầu.
Mới đây, nhóm khoa học gia Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha dẫn đầu bởi Trường ĐH Lisbon (Bồ Đào Nha) đã xác định bộ hài cốt khổng lồ thuộc về một con khủng long chân thằn lằn (sauropod) lên tới 150 triệu tuổi.
Tuy không phải là bộ xương nguyên vẹn nhưng các nhà khảo cổ đã khai quật được những phần trọng yếu, như các đốt sống và toàn bộ xương sườn của con vật.
Những phần hài cốt này cho thấy khi còn sống, con khủng long vĩ đại có thể cao tới 12 m và dài tới 25 m. Nếu tính toán này đúng, đây có thể là con khủng long lớn nhất mà giới cổ sinh vật học thế giới từng ghi nhận.
"Việc tìm thấy tất cả xương sườn của một con vật như thế này không phải là điều bình thường, chứ đừng nói đến vị trí - sự duy trì vị trí giải phẫu ban đầu của chúng" - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Elisabete Malafaia từ Trường ĐH Lisbon, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Xương của con khủng long này nằm nguyên vị trí trên cơ thể trước khi chết nhờ phần mộ không bị xáo trộn - là rất hiếm thấy và quý giá, giúp các nhà khoa học tái hiện lại con vật một cách hoàn chỉnh, sống động và dễ dàng hơn.
Khủng long chân thằn lằn (Sauropod) là những sinh vật trên cạn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng xuất hiện vào cuối kỷ Tam Điệp và phân bố ở hầu khắp các lục địa.
Khi Sauropod mới xuất hiện, thời tiết trên Trái Đất khi đó tương đối khô hạn, chỉ có những cây lá cứng và ít chất dinh dưỡng. Do đó, sẽ phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa chỗ lá cây, cũng như cần 1 cái dạ dày thật to để trữ toàn bộ số thức ăn đó.
Và thế là, Sauropod đã trở thành loài khủng long có kích thước khổng lồ nhất, với chiều dài có thể lên tới 40 m (đối với con trưởng thành) và 8 m (đối với con non). Những loài khủng long ăn cỏ đời sau thì có kích thước nhỏ hơn hẳn, do khí hậu ở kỉ Jura lẫn Creta đã trở nên ẩm ướt hơn và thực vật mềm hơn.
Để tồn tại, mỗi con Sauropod phải ăn ít nhất 200 kg thực vật/ngày, và dĩ nhiên khi chúng muốn thì chúng có thể ăn hơn thế rất nhiều. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu mỗi khi chúng đi qua 1 khu rừng nào đó, khu rừng ấy sẽ trở nên trơ trụi.
Do khủng long Sauropod không có răng hàm, nên chúng không thể nhai được thức ăn. Trong trường hợp chúng nuốt cả đá thì sao? Những cục đá mà chúng nuốt vào dạ dày sẽ được dùng như những vật giúp nghiền nát số lá cây chúng đã nuốt chửng và giúp tiêu hóa dễ hơn.
Bàn chân của Sauropod vốn có 5 ngón giống như những loài thằn lằn, trong khi các bộ khủng long khác chỉ có 3 ngón mà thôi. Nhưng nếu bạn để ý thì, bàn chân của chúng lại giống chân loài voi hiện nay hơn.