Chuẩn tinh PKS 2131-021 đã được các nhà khoa học quan sát suốt 45 năm bằng các đài thiên văn vô tuyến Trái đất. Nó nằm cách chúng ta 9 tỉ năm ánh sáng.PKS 2131-021 vốn là một lỗ đen quái vật cực lớn, cực mạnh, nuốt vật chất điên cuồng nên sáng như một ngôi sao trên bầu trời, vì vậy được gọi là chuẩn tinh.Tuy nhiên, mới đây nhóm nghiên cứu dẫu đầu bởi tiến sĩ Joseph Lazio và tiến sĩ Michele Vallisneri từ Phỏng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA cho thấy, lỗ đen quái vật này có một bạn vị "hôn thê".Nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều này do nhiều lần nhận thấy sự thay đổi độ sáng khá rõ rệt từ chuẩn tinh: là do có một vật thể khác quay quanh nó, thỉnh thoảng chắn ngang tầm nhìn từ Trái Đất đến quái vật.Họ xác định được rằng vị "hôn thê" của PKS 2131-021 cũng là một lỗ đen quái vật, tức lỗ đen siêu khối. Điều đặc biệt là cặp đôi lỗ đen này quay gần nhau hơn 10-100 lần so với hệ nhị phân lỗ đen gần nhất từng được tìm thấy.Kết hợp một số dữ kiện khác như một số biến thiên về độ sáng cho thấy có vẻ một trong 2 quái vật đang dần kéo cái kia lại gần, các nhà nghiên cứu tin rằng cặp đôi đang tiến tới một vụ hợp nhất.Mỗi lỗ đen quái vật trong cặp đôi này có khối lượng gấp vài trăm triệu lần Mặt Trời nên khi chúng lao vào nhau chắc chắn sẽ giải phóng một nguồn năng lượng kinh khủng như một trận "đại hồng thủy" làm chấn động không thời gian.Nhiều kính thiên văn vô tuyến trên khắp thế giới vẫn đang dõi theo cặp đôi lỗ đen quái vật và quá trình hợp nhất kinh hoàng này.Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.Theo lý thuyết, lỗ đen khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa.Sau khi hình thành, chúng tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên theo thời gian. Cùng với quá trình hòa trộn và sáp nhập hai hay nhiều lỗ đen mà tồn tại những lỗ đen khổng lồ với khối lượng từ vài triệu cho đến hàng chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời.Các dự án khảo sát cho thấy đa phần tại trung tâm thiên hà lớn đều tồn tại ít nhất một lỗ đen khổng lồ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Chuẩn tinh PKS 2131-021 đã được các nhà khoa học quan sát suốt 45 năm bằng các đài thiên văn vô tuyến Trái đất. Nó nằm cách chúng ta 9 tỉ năm ánh sáng.
PKS 2131-021 vốn là một lỗ đen quái vật cực lớn, cực mạnh, nuốt vật chất điên cuồng nên sáng như một ngôi sao trên bầu trời, vì vậy được gọi là chuẩn tinh.
Tuy nhiên, mới đây nhóm nghiên cứu dẫu đầu bởi tiến sĩ Joseph Lazio và tiến sĩ Michele Vallisneri từ Phỏng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA cho thấy, lỗ đen quái vật này có một bạn vị "hôn thê".
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều này do nhiều lần nhận thấy sự thay đổi độ sáng khá rõ rệt từ chuẩn tinh: là do có một vật thể khác quay quanh nó, thỉnh thoảng chắn ngang tầm nhìn từ Trái Đất đến quái vật.
Họ xác định được rằng vị "hôn thê" của PKS 2131-021 cũng là một lỗ đen quái vật, tức lỗ đen siêu khối. Điều đặc biệt là cặp đôi lỗ đen này quay gần nhau hơn 10-100 lần so với hệ nhị phân lỗ đen gần nhất từng được tìm thấy.
Kết hợp một số dữ kiện khác như một số biến thiên về độ sáng cho thấy có vẻ một trong 2 quái vật đang dần kéo cái kia lại gần, các nhà nghiên cứu tin rằng cặp đôi đang tiến tới một vụ hợp nhất.
Mỗi lỗ đen quái vật trong cặp đôi này có khối lượng gấp vài trăm triệu lần Mặt Trời nên khi chúng lao vào nhau chắc chắn sẽ giải phóng một nguồn năng lượng kinh khủng như một trận "đại hồng thủy" làm chấn động không thời gian.
Nhiều kính thiên văn vô tuyến trên khắp thế giới vẫn đang dõi theo cặp đôi lỗ đen quái vật và quá trình hợp nhất kinh hoàng này.
Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Theo lý thuyết, lỗ đen khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa.
Sau khi hình thành, chúng tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên theo thời gian. Cùng với quá trình hòa trộn và sáp nhập hai hay nhiều lỗ đen mà tồn tại những lỗ đen khổng lồ với khối lượng từ vài triệu cho đến hàng chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời.
Các dự án khảo sát cho thấy đa phần tại trung tâm thiên hà lớn đều tồn tại ít nhất một lỗ đen khổng lồ.