Ngày 13/3, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương), tiếp nhận cá thể chim đại bàng đầu nâu từ một người dân tỉnh Bắc Giang.Lãnh đạo Trung tâm cho biết, sau khi tiếp nhận và chụp X-quang phát hiện ở ngực con chim đại bàng đầu nâu có mảnh đạn. Đồng thời, tiến hành siêu âm còn được biết hệ thống tiêu hóa của cá thể chim đại bàng này có vấn đề.Phương án được các lãnh đạo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và phát triển sinh vật đưa ra là vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe, có thể không tiến hành phẫu thuật để lấy mẩu đạn ra ngoài, mà để tự nhiên lâu dần nó tự liền và khối cơ bao bọc.Được biết, sau 4 ngày được Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) chăm sóc, sức khỏe cá thể chim đại bàng đầu nâu đang tiến triển rất tốt, không còn nhút nhát như ban đầu tiếp nhận.Chim đại bàng đầu nâu (Aquila heliaca), được Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) chăm sóc là loại động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ.Đây là loài động vật rừng cực kỳ quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.Việc chăm sóc trước khi thả về rừng sẽ giúp những động vật cực kỳ quý hiếm có cơ hội sống sót để trở về với ngôi nhà của mình. Qua đây, lan tỏa tình yêu và trách nhiệm với động vật hoang dã với Mẹ thiên nhiên tới cộng đồng.Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ loài chim ngốc nghếch nhất thế giới và không hề biết bay
Ngày 13/3, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương), tiếp nhận cá thể chim đại bàng đầu nâu từ một người dân tỉnh Bắc Giang.
Lãnh đạo Trung tâm cho biết, sau khi tiếp nhận và chụp X-quang phát hiện ở ngực con chim đại bàng đầu nâu có mảnh đạn. Đồng thời, tiến hành siêu âm còn được biết hệ thống tiêu hóa của cá thể chim đại bàng này có vấn đề.
Phương án được các lãnh đạo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và phát triển sinh vật đưa ra là vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe, có thể không tiến hành phẫu thuật để lấy mẩu đạn ra ngoài, mà để tự nhiên lâu dần nó tự liền và khối cơ bao bọc.
Được biết, sau 4 ngày được Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) chăm sóc, sức khỏe cá thể chim đại bàng đầu nâu đang tiến triển rất tốt, không còn nhút nhát như ban đầu tiếp nhận.
Chim đại bàng đầu nâu (Aquila heliaca), được Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) chăm sóc là loại động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ.
Đây là loài động vật rừng cực kỳ quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.
Việc chăm sóc trước khi thả về rừng sẽ giúp những động vật cực kỳ quý hiếm có cơ hội sống sót để trở về với ngôi nhà của mình. Qua đây, lan tỏa tình yêu và trách nhiệm với động vật hoang dã với Mẹ thiên nhiên tới cộng đồng.
Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ loài chim ngốc nghếch nhất thế giới và không hề biết bay