Còn được gọi là " cổng vào thế giới ngầm", Batagay Crater là một phần sườn đồi khổng lồ bị sụp đổ ở vùng cao Yana, phía Bắc vùng Yakutia, Siberia, Nga. Mới đây, các nhà khoa học công bố phát hiện mới về lớp băng vĩnh cửu tại nơi này.Theo các chuyên gia, lớp băng vĩnh cửu tại Batagay Crater có niên đại khoảng 650.000 tuổi là lớp băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và là lớp lâu đời thứ hai trên thế giới.Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu tại "cổng vào thế giới ngầm" Batagay Crater để kiểm tra, phân tích. Họ đã sử dụng 3 phương pháp để xác định niên đại của lớp băng vĩnh cửu, bao gồm định tuổi bằng carbon-14.Thông qua việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích, các chuyên gia phát hiện Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể giúp giải mã những thông tin quan trọng về môi trường và khí hậu trong khu vực vào khoảng 650.000 năm trước.Thông qua việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích, các chuyên gia phát hiện Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể giúp giải mã những thông tin quan trọng về môi trường và khí hậu trong khu vực vào khoảng 650.000 năm trước.Trong quá trình nghiên cứu tại "cổng vào thế giới ngầm" Batagay Crater, nhóm chuyên gia đã khoan được lõi băng vĩnh cửu lâu đời ở vị trị thích hợp.Tiếp đến, kết quả phân tích sơ bộ của các chuyên gia cho thấy có 2 "khoảng trống" trầm tích, gần như không có băng đổ vào đó là vào khoảng 130.000 và 200.000 năm về trước.Nhóm nghiên cứu cho hay vào 130.000 năm trước, Trái đất trải qua thời kỳ ấm áp đã được biết đến. Thế nhưng, dấu mốc 200.000 năm về trước chưa từng được làm sáng tỏ.Thomas Opel - nhà cổ sinh vật học tại Viện Alfred Wegener ở Đức cho hay việc nghiên cứu chi tiết những thay đổi trước và sau 2 dấu mốc thời gian trên có thể giúp chúng ta có được những thông tin quan trọng về khí hậu khi ấy cũng như quá trình phát triển của các loài động - thực vật trên Trái đất.Mời độc giả xem video: Ngắm "thế giới ngầm" lộng lẫy dưới lòng đất Moscow, Nga.
Còn được gọi là " cổng vào thế giới ngầm", Batagay Crater là một phần sườn đồi khổng lồ bị sụp đổ ở vùng cao Yana, phía Bắc vùng Yakutia, Siberia, Nga. Mới đây, các nhà khoa học công bố phát hiện mới về lớp băng vĩnh cửu tại nơi này.
Theo các chuyên gia, lớp băng vĩnh cửu tại Batagay Crater có niên đại khoảng 650.000 tuổi là lớp băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và là lớp lâu đời thứ hai trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu tại "cổng vào thế giới ngầm" Batagay Crater để kiểm tra, phân tích. Họ đã sử dụng 3 phương pháp để xác định niên đại của lớp băng vĩnh cửu, bao gồm định tuổi bằng carbon-14.
Thông qua việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích, các chuyên gia phát hiện Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể giúp giải mã những thông tin quan trọng về môi trường và khí hậu trong khu vực vào khoảng 650.000 năm trước.
Thông qua việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích, các chuyên gia phát hiện Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể giúp giải mã những thông tin quan trọng về môi trường và khí hậu trong khu vực vào khoảng 650.000 năm trước.
Trong quá trình nghiên cứu tại "cổng vào thế giới ngầm" Batagay Crater, nhóm chuyên gia đã khoan được lõi băng vĩnh cửu lâu đời ở vị trị thích hợp.
Tiếp đến, kết quả phân tích sơ bộ của các chuyên gia cho thấy có 2 "khoảng trống" trầm tích, gần như không có băng đổ vào đó là vào khoảng 130.000 và 200.000 năm về trước.
Nhóm nghiên cứu cho hay vào 130.000 năm trước, Trái đất trải qua thời kỳ ấm áp đã được biết đến. Thế nhưng, dấu mốc 200.000 năm về trước chưa từng được làm sáng tỏ.
Thomas Opel - nhà cổ sinh vật học tại Viện Alfred Wegener ở Đức cho hay việc nghiên cứu chi tiết những thay đổi trước và sau 2 dấu mốc thời gian trên có thể giúp chúng ta có được những thông tin quan trọng về khí hậu khi ấy cũng như quá trình phát triển của các loài động - thực vật trên Trái đất.
Mời độc giả xem video: Ngắm "thế giới ngầm" lộng lẫy dưới lòng đất Moscow, Nga.