Mới đây, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Francisco Nogueras-Lara từ Viện Thiên văn Max Planck - Đức đã phát hiện một "vườn ươm sao" ngoài sức tưởng tượng ở nơi tưởng chừng như là vùng chết của thiên hà.Khu vực này mang tên Sagittarius B1 ở gần trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) sở hữu một môi trường khắc nghiệt nhất trong thiên hà nhưng lại là nơi hàng loạt ngôi sao trẻ khối lượng Mặt Trời ra đời ồ ạt.Sagittarius B1, gọi tắt là Sgr B1, là một trong những khu vực của "vùng chết" gần trung tâm Ngân Hà, nơi có trái tim là một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A*.Sử dụng một thiết bị quan sát hồng ngoại tối tân là HAWK-I trên Kính viễn vọng Very Large của Đài Thiên văn Nam Âu (ESO), nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng sốc về khoảng 100.000 ngôi sao chỉ có tuổi đời 10 triệu năm trở xuống.Với tuổi đời của một thiên thể, 10 triệu năm là quá non trẻ. Đáng chú ý, 100.000 ngôi sao này có khối lượng tương đương Mặt Trời chúng ta.Số lượng sao ngoạn mục này được phân bổ trong 8 vùng con riêng biệt, cực kỳ nóng bỏng. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn xác định được 6 ngôi sao khác khổng lồ và cô đơn, mà sự hiện diện của chúng được cho là tương tác mạnh mẽ với 8 cụm sao nói trên.Phát hiện cho thấy vùng trung tâm thiên hà thực ra nhộn nhịp và đầy sức sống hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, dù là môi trường khắc nghiệt và nếu một trong 100.000 bản sao Mặt Trời có sinh ra được một bản sao Trái Đất, sự sống vẫn khó có khả năng xảy ra.Trung tâm thiên hà là một khu vực vô cùng khắc nghiệt. Một nghiên cứu trước đây đã phát hiện 12 hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà và phát hiện này chỉ giống như bề nổi của tảng băng trôi.Có thể có tới hàng nghìn hố đen khác có thể tồn tại xung quanh hố đen khổng lồ Sagittarius A ở lõi của dải Ngân hà.Hố đen gần như không thể quan sát trực tiếp vì lực hấp dẫn của chúng mạnh đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra khỏi. Tuy nhiên, chúng phát ra tia X khi vật chất bị hút vào chân trời sự kiện.Vì vậy, các nhà khoa học quyết định theo dõi hố đen nhị phân - được hình thành khi một hố đen tìm được ngôi sao đồng hành và hút vật chất từ ngôi sao đó. Quá trình này phát ra vụ nổ tia X có thể quan sát trực tiếp.Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện khoảng 60 hố đen khác nằm cách xa vùng lõi của dải Ngân hà. Thiên hà của chúng ta rộng khoảng 100.000 năm ánh sáng và có thể chứa tới 100 triệu hố đen.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Mới đây, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Francisco Nogueras-Lara từ Viện Thiên văn Max Planck - Đức đã phát hiện một "vườn ươm sao" ngoài sức tưởng tượng ở nơi tưởng chừng như là vùng chết của thiên hà.
Khu vực này mang tên Sagittarius B1 ở gần trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) sở hữu một môi trường khắc nghiệt nhất trong thiên hà nhưng lại là nơi hàng loạt ngôi sao trẻ khối lượng Mặt Trời ra đời ồ ạt.
Sagittarius B1, gọi tắt là Sgr B1, là một trong những khu vực của "vùng chết" gần trung tâm Ngân Hà, nơi có trái tim là một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A*.
Sử dụng một thiết bị quan sát hồng ngoại tối tân là HAWK-I trên Kính viễn vọng Very Large của Đài Thiên văn Nam Âu (ESO), nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng sốc về khoảng 100.000 ngôi sao chỉ có tuổi đời 10 triệu năm trở xuống.
Với tuổi đời của một thiên thể, 10 triệu năm là quá non trẻ. Đáng chú ý, 100.000 ngôi sao này có khối lượng tương đương Mặt Trời chúng ta.
Số lượng sao ngoạn mục này được phân bổ trong 8 vùng con riêng biệt, cực kỳ nóng bỏng. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn xác định được 6 ngôi sao khác khổng lồ và cô đơn, mà sự hiện diện của chúng được cho là tương tác mạnh mẽ với 8 cụm sao nói trên.
Phát hiện cho thấy vùng trung tâm thiên hà thực ra nhộn nhịp và đầy sức sống hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, dù là môi trường khắc nghiệt và nếu một trong 100.000 bản sao Mặt Trời có sinh ra được một bản sao Trái Đất, sự sống vẫn khó có khả năng xảy ra.
Trung tâm thiên hà là một khu vực vô cùng khắc nghiệt. Một nghiên cứu trước đây đã phát hiện 12 hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà và phát hiện này chỉ giống như bề nổi của tảng băng trôi.
Có thể có tới hàng nghìn hố đen khác có thể tồn tại xung quanh hố đen khổng lồ Sagittarius A ở lõi của dải Ngân hà.
Hố đen gần như không thể quan sát trực tiếp vì lực hấp dẫn của chúng mạnh đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra khỏi. Tuy nhiên, chúng phát ra tia X khi vật chất bị hút vào chân trời sự kiện.
Vì vậy, các nhà khoa học quyết định theo dõi hố đen nhị phân - được hình thành khi một hố đen tìm được ngôi sao đồng hành và hút vật chất từ ngôi sao đó. Quá trình này phát ra vụ nổ tia X có thể quan sát trực tiếp.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện khoảng 60 hố đen khác nằm cách xa vùng lõi của dải Ngân hà. Thiên hà của chúng ta rộng khoảng 100.000 năm ánh sáng và có thể chứa tới 100 triệu hố đen.