Các nhà khoa học Trung Quốc đã đi sâu vào một cụm hang động đá vôi ở độ cao khoảng 5.000 m so với mực nước biển tại khu tự trị Tây Tạng, tây nam Trung Quốc và khai quật được số lượng xương người cùng xương động vật nhiều chưa từng có trong lịch sử khảo cổ của khu vực này.Cụm hang động Dingqiong tọa lạc gần thị trấn Qiongguo của thành phố Shigatse, nằm trong số 46 phát hiện khảo cổ học mới nhất ở Tây Tạng được công bố tại Hội nghị Thành tựu Khảo cổ học Lhasa vào đầu tháng 5. Đây cũng là địa điểm khảo cổ cao nhất được biết đến tại Trung Quốc.Nhóm nghiên cứu gồm hơn 20 nhà khảo cổ học từ Viện Bảo vệ Di tích Văn hóa Tây Tạng, Đại học Tứ Xuyên và Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc, bắt đầu thám hiểm Dingqiong vào tháng 7/2021.Cụm hang có đường kính cửa vào chỉ 60 cm nhưng bên trong dài tới 67 m, chứa 8 hang động và hai hành lang. Khi tiến sâu hơn, họ phải đối mặt với rất nhiều thử thách."Phần khó nhất là đi xuống một trục sâu hàng chục mét. Vì vậy, chúng tôi phải dùng đến công nghệ dây cáp đơn để giúp mọi người lên xuống", nhà thám hiểm hang động Wang Deyuan từ Viện Tài nguyên Núi Quý Châu cho biết.Làm việc trong không khí loãng và khô bên trong hang động, các nhà khảo cổ đã cẩn thận dọn dẹp những gì còn sót lại và tiến hành khảo sát tổng thể khu vực này."Chúng tôi chủ yếu dựa vào máy đo khoảng cách laser và công nghệ mô hình 3D để thu thập và ghi lại thông tin của toàn bộ khu vực", Yang Feng, Phó giám đốc phòng thí nghiệm khảo cổ tại Đại học Tứ Xuyên, nói với CCTV+.Đến nay, nhóm khảo cổ đã phát hiện ít nhất 100 bộ xương người và 350 bộ xương động vật tại Dingqiong. Xác định niên đại cho thấy cụm hang động có tuổi từ 1.700 đến 2.300 năm."Nó cho thấy những người sống ở miền tây Tây Tạng trong khoảng 600 năm, từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên đến thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, đã liên tục di chuyển hài cốt của tổ tiên vào sâu trong hang động này ở độ cao 5.000 m.""Đó chắc chắn không phải là một nơi sinh hoạt hàng ngày. Nó phải là một không gian ngầm liên quan đến các nghi lễ thiêng liêng", Lyu Hongliang, Trưởng khoa Khảo cổ và Bảo tàng tại Đại học Tứ Xuyên, nhấn mạnh.Nhóm nghiên cứu đang thực hiện các phân tích đa ngành liên quan đến nhân chủng học, khảo cổ học động vật, khảo cổ học ADN cổ đại và nghiên cứu hang động để xác định thêm hài cốt. Những phát hiện này có ý nghĩa học thuật to lớn đối với việc tìm hiểu về lịch sử ban đầu của miền tây Tây Tạng, cũng như sự giao thoa văn hóa trên dãy Himalaya.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã đi sâu vào một cụm hang động đá vôi ở độ cao khoảng 5.000 m so với mực nước biển tại khu tự trị Tây Tạng, tây nam Trung Quốc và khai quật được số lượng xương người cùng xương động vật nhiều chưa từng có trong lịch sử khảo cổ của khu vực này.
Cụm hang động Dingqiong tọa lạc gần thị trấn Qiongguo của thành phố Shigatse, nằm trong số 46 phát hiện khảo cổ học mới nhất ở Tây Tạng được công bố tại Hội nghị Thành tựu Khảo cổ học Lhasa vào đầu tháng 5. Đây cũng là địa điểm khảo cổ cao nhất được biết đến tại Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu gồm hơn 20 nhà khảo cổ học từ Viện Bảo vệ Di tích Văn hóa Tây Tạng, Đại học Tứ Xuyên và Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc, bắt đầu thám hiểm Dingqiong vào tháng 7/2021.
Cụm hang có đường kính cửa vào chỉ 60 cm nhưng bên trong dài tới 67 m, chứa 8 hang động và hai hành lang. Khi tiến sâu hơn, họ phải đối mặt với rất nhiều thử thách.
"Phần khó nhất là đi xuống một trục sâu hàng chục mét. Vì vậy, chúng tôi phải dùng đến công nghệ dây cáp đơn để giúp mọi người lên xuống", nhà thám hiểm hang động Wang Deyuan từ Viện Tài nguyên Núi Quý Châu cho biết.
Làm việc trong không khí loãng và khô bên trong hang động, các nhà khảo cổ đã cẩn thận dọn dẹp những gì còn sót lại và tiến hành khảo sát tổng thể khu vực này.
"Chúng tôi chủ yếu dựa vào máy đo khoảng cách laser và công nghệ mô hình 3D để thu thập và ghi lại thông tin của toàn bộ khu vực", Yang Feng, Phó giám đốc phòng thí nghiệm khảo cổ tại Đại học Tứ Xuyên, nói với CCTV+.
Đến nay, nhóm khảo cổ đã phát hiện ít nhất 100 bộ xương người và 350 bộ xương động vật tại Dingqiong. Xác định niên đại cho thấy cụm hang động có tuổi từ 1.700 đến 2.300 năm.
"Nó cho thấy những người sống ở miền tây Tây Tạng trong khoảng 600 năm, từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên đến thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, đã liên tục di chuyển hài cốt của tổ tiên vào sâu trong hang động này ở độ cao 5.000 m."
"Đó chắc chắn không phải là một nơi sinh hoạt hàng ngày. Nó phải là một không gian ngầm liên quan đến các nghi lễ thiêng liêng", Lyu Hongliang, Trưởng khoa Khảo cổ và Bảo tàng tại Đại học Tứ Xuyên, nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu đang thực hiện các phân tích đa ngành liên quan đến nhân chủng học, khảo cổ học động vật, khảo cổ học ADN cổ đại và nghiên cứu hang động để xác định thêm hài cốt. Những phát hiện này có ý nghĩa học thuật to lớn đối với việc tìm hiểu về lịch sử ban đầu của miền tây Tây Tạng, cũng như sự giao thoa văn hóa trên dãy Himalaya.