Theo World Atlas, Nga Mi là ngọn núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Nó còn có tên gọi khác là Nga Mi sơn hoặc Đại Quang Minh sơn.Núi Nga Mi nằm trên khu vực rìa phía tây của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh - Tạng, cao 3.099 m. Những ngọn núi phía tây của Nga Mi được gọi là Đại Tương Lĩnh. Đây là vùng núi rộng lớn được hình thành bởi những trận phun trào núi lửa trong kỷ Permi.Trung Quốc có 4 ngọn núi được mệnh danh là “Tứ đại danh sơn” gồm: Ngũ Đào sơn, Nga Mi sơn, Cửu Hoa sơn, Ngũ Đà sơn. Núi Thái Sơn và Hoa Sơn nằm trong hệ thống núi Ngũ nhạc của người Trung Quốc.Núi Nga Mi nằm gần như hoàn toàn trong thành phố cấp huyện Nga Mi Sơn và một phần nhỏ thuộc Lạc Sơn (Tứ Xuyên). Núi Nga Mi cùng với Lạc Sơn Đại Phật (bức tượng phật cao nhất thế giới) được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1996.Đỉnh cao nhất của Nga Mi Sơn là Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh (cao 3.099 m). Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp, Nga Mi Sơn được gọi là "Nga Mi thiên hạ tú". Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn được 4 kỳ quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).Tại Nga Mi Sơn có khoảng 26 ngôi chùa, miếu thể hiện tín ngưỡng của Phật giáo. Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi Sơn, nơi diễn ra các hoạt động phật giáo chính. Nó được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tọa lạc trên diện tích 40.000 m2, bao gồm sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật. Ngoài ra, Vạn Niên cũng là ngôi chùa lớn trên núi Nga Mi nhưng có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.Dòng suối Bạch Vân Giáp, còn được gọi "Nhất Tuyến Thiên", là vách núi hẹp, dài khoảng 130 m, rộng khoảng 6 m, nơi hẹp nhất là 3 m, có cầu treo cho 2 người qua lại được. Ngoài ra, núi Nga Mi còn có Cửu Lão động dài khoảng 1.500 m, chia làm ba đoạn. Tương truyền tại đây, 9 ông già tu tiên là Thiên Anh, Thiên Nhậm, Thiên Trụ, Thiên Tâm, Thiên Cầm, Thiên Phụ, Thiên Xung, Thiên Nhuế, Thiên Bồng.
Theo World Atlas, Nga Mi là ngọn núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Nó còn có tên gọi khác là Nga Mi sơn hoặc Đại Quang Minh sơn.
Núi Nga Mi nằm trên khu vực rìa phía tây của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh - Tạng, cao 3.099 m. Những ngọn núi phía tây của Nga Mi được gọi là Đại Tương Lĩnh. Đây là vùng núi rộng lớn được hình thành bởi những trận phun trào núi lửa trong kỷ Permi.
Trung Quốc có 4 ngọn núi được mệnh danh là “Tứ đại danh sơn” gồm: Ngũ Đào sơn, Nga Mi sơn, Cửu Hoa sơn, Ngũ Đà sơn. Núi Thái Sơn và Hoa Sơn nằm trong hệ thống núi Ngũ nhạc của người Trung Quốc.
Núi Nga Mi nằm gần như hoàn toàn trong thành phố cấp huyện Nga Mi Sơn và một phần nhỏ thuộc Lạc Sơn (Tứ Xuyên). Núi Nga Mi cùng với Lạc Sơn Đại Phật (bức tượng phật cao nhất thế giới) được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1996.
Đỉnh cao nhất của Nga Mi Sơn là Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh (cao 3.099 m). Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp, Nga Mi Sơn được gọi là "Nga Mi thiên hạ tú". Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn được 4 kỳ quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).
Tại Nga Mi Sơn có khoảng 26 ngôi chùa, miếu thể hiện tín ngưỡng của Phật giáo. Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi Sơn, nơi diễn ra các hoạt động phật giáo chính. Nó được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tọa lạc trên diện tích 40.000 m2, bao gồm sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật. Ngoài ra, Vạn Niên cũng là ngôi chùa lớn trên núi Nga Mi nhưng có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.
Dòng suối Bạch Vân Giáp, còn được gọi "Nhất Tuyến Thiên", là vách núi hẹp, dài khoảng 130 m, rộng khoảng 6 m, nơi hẹp nhất là 3 m, có cầu treo cho 2 người qua lại được. Ngoài ra, núi Nga Mi còn có Cửu Lão động dài khoảng 1.500 m, chia làm ba đoạn. Tương truyền tại đây, 9 ông già tu tiên là Thiên Anh, Thiên Nhậm, Thiên Trụ, Thiên Tâm, Thiên Cầm, Thiên Phụ, Thiên Xung, Thiên Nhuế, Thiên Bồng.