Nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, Indonesia là đất nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới, trong đó phải kể đến núi lửa Merapi.Luôn được gọi là ngọn núi “Ngày tận thế", Merapi là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất trên thế giới.Theo thông tin được ghi nhận mới đây, núi lửa Merapi đã phun cột tro bụi cao 3.000 m bao phủ nhiều nhà cửa và con đường xung quanh miệng núi lửa.Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Indonesia cho biết hiện vẫn chưa có báo cáo nào về thương vong.Ngọn núi đã phun ra các đám mây nóng bay xa 5 km về phía Đông Nam. Khoảng 253 cư dân sống trên các sườn núi đã được sơ tán đến nơi an toàn.Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Indonesia cũng quan sát thấy 7 lần dung nham nóng sáng với khoảng cách trượt tối đa là 1.800m về phía Tây Nam.Núi lửa Merapi nằm trong trạng thái cảnh báo cấp độ 3 từ sau khi thức giấc năm 2019, nghĩa là người dân phải cách xa miệng múi 5 km. Lực lượng chức năng cho biết có thể nâng cấp cảnh báo nếu núi lửa có những hoạt động mạnh mẽ.Các chuyên gia lo ngại về một thảm họa trong tương lai nếu núi Merapi có một đợt phun trào lớn.Thậm chí, các nhà nghiên cứu ở ĐH Cambridge còn cảnh báo rằng, thảm họa đó có thể gây ra hiện tượng “mùa Đông núi lửa” (sự giảm nhiệt độ toàn cầu, với tro núi lửa và những giọt axit sulfuric che khuất ánh Mặt Trời, khiến ngoài trời lúc nào cũng tối mờ) kéo dài đến vài năm và dẫn tới sự sụp đổ nền kinh tế thế giới.Núi lửa Merapi cao 2.968m nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Yogyakarta và Trung Java. Hiện có khoảng 250.000 người dân sinh sống trong bán kính 10km.Năm 2010, núi lửa Merapi phun trào khiến hơn 300 người thiệt mạng và 280.000 người phải sơ tán. Lần phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi diễn ra năm 1930 đã cướp đi sinh mạng của 1.300 người.>>>Xem thêm video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland (Nguồn: VTV24).
Nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, Indonesia là đất nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới, trong đó phải kể đến núi lửa Merapi.
Luôn được gọi là ngọn núi “Ngày tận thế", Merapi là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất trên thế giới.
Theo thông tin được ghi nhận mới đây, núi lửa Merapi đã phun cột tro bụi cao 3.000 m bao phủ nhiều nhà cửa và con đường xung quanh miệng núi lửa.
Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Indonesia cho biết hiện vẫn chưa có báo cáo nào về thương vong.
Ngọn núi đã phun ra các đám mây nóng bay xa 5 km về phía Đông Nam. Khoảng 253 cư dân sống trên các sườn núi đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Indonesia cũng quan sát thấy 7 lần dung nham nóng sáng với khoảng cách trượt tối đa là 1.800m về phía Tây Nam.
Núi lửa Merapi nằm trong trạng thái cảnh báo cấp độ 3 từ sau khi thức giấc năm 2019, nghĩa là người dân phải cách xa miệng múi 5 km. Lực lượng chức năng cho biết có thể nâng cấp cảnh báo nếu núi lửa có những hoạt động mạnh mẽ.
Các chuyên gia lo ngại về một thảm họa trong tương lai nếu núi Merapi có một đợt phun trào lớn.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu ở ĐH Cambridge còn cảnh báo rằng, thảm họa đó có thể gây ra hiện tượng “mùa Đông núi lửa” (sự giảm nhiệt độ toàn cầu, với tro núi lửa và những giọt axit sulfuric che khuất ánh Mặt Trời, khiến ngoài trời lúc nào cũng tối mờ) kéo dài đến vài năm và dẫn tới sự sụp đổ nền kinh tế thế giới.
Núi lửa Merapi cao 2.968m nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Yogyakarta và Trung Java. Hiện có khoảng 250.000 người dân sinh sống trong bán kính 10km.
Năm 2010, núi lửa Merapi phun trào khiến hơn 300 người thiệt mạng và 280.000 người phải sơ tán. Lần phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi diễn ra năm 1930 đã cướp đi sinh mạng của 1.300 người.