Những trận sóng thần cao tới 15m do vụ phun trào Hunga Tonga – Hunga Ha'apai gây ra vào đầu năm 2022 đã phá vỡ kỷ lục về những gì mà sóng xung kích từ một ngọn núi lửa có thể gây ra.Theo các nhà khoa học, hiện tượng này được gọi là "sóng âm trọng lực" (AGW). AGW là một dạng sóng âm thành dài đặc biệt, cực mạnh, có thể truyền đi nhanh chóng xuyên qua đại dương, xuyên lên bầu khí quyển, vượt ra ngoài các con sóng khi núi lửa phun trào.Khi có nhiều AGW kiểu này hội tụ, chúng bơm thêm năng lượng vào cơn sóng thần. Vì vậy, những cơn sóng thần sẽ lớn hơn, kéo dài hơn, di chuyển xa hơn và nhanh hơn so với mức thông thường.Một tổ hợp dữ liệu được ghi lại từ mực nước biển, bầu khí quyển và các dữ liệu vệ tinh đã được sử dụng để xác định sự hiện diện của những con sóng này.Nó cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa những dấu hiệu đầu tiên của nhiễu động không khí do AGW gây ra và sự khởi đầu của sóng thần ở một số địa điểm.Một trong những loại AGW có thể kéo dài hàng trăm km hoặc hàng dặm, và chúng có thể di chuyển xuống hàng nghìn m dưới nước với tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh thông thường.Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga – Hunga Ha'apai là một vụ phun trào rất lớn bất thường. Các vụ phun trào dưới nước thường không tạo ra sóng thần ở quy mô này.Đợt sóng thần này di chuyển nhanh hơn 1,5–2,5 lần so với một trận sóng thần do núi lửa kích hoạt điển hình, đạt tốc độ khoảng 1.000 km/giờ khi nó băng qua Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương trong vòng chưa đầy 20 giờ.Không những thế, nó còn di chuyển một phần qua bầu khí quyển nên có thể đến vùng Caribbean và Đại Tây Dương mà không cần đi vòng quanh Nam Mỹ."Ý tưởng rằng sóng thần có thể được tạo ra bởi các sóng trong khí quyển gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa không phải là mới, nhưng sự kiện này lần đầu tiên được ghi lại bởi các thiết bị đo đạc hiện đại, dày đặc trên toàn thế giới" - tiến sĩ Ricardo Ramalho từ Đại học Cardiff - Anh, nói.Âm thanh gây ra sóng thần, điều tưởng chừng phim giả tưởng đó lại là thực sự xảy ra đối với trận sóng thần do vụ phun trào Hunga Tonga – Hunga Ha'apai.Sóng AGW di chuyển nhanh gấp 10 lần so với sóng thần, và di chuyển ra mọi hướng từ tâm của trận động đất. Khi chúng được phát hiện bởi một chiếc hydrophone (đầu thu sóng địa chấn trong nước) dưới nước, thiết bị này có thể xác định được các đặc điểm của động đất như vị trí, thời gian, kích thước và hướng xảy ra.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Những trận sóng thần cao tới 15m do vụ phun trào Hunga Tonga – Hunga Ha'apai gây ra vào đầu năm 2022 đã phá vỡ kỷ lục về những gì mà sóng xung kích từ một ngọn núi lửa có thể gây ra.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng này được gọi là "sóng âm trọng lực" (AGW). AGW là một dạng sóng âm thành dài đặc biệt, cực mạnh, có thể truyền đi nhanh chóng xuyên qua đại dương, xuyên lên bầu khí quyển, vượt ra ngoài các con sóng khi núi lửa phun trào.
Khi có nhiều AGW kiểu này hội tụ, chúng bơm thêm năng lượng vào cơn sóng thần. Vì vậy, những cơn sóng thần sẽ lớn hơn, kéo dài hơn, di chuyển xa hơn và nhanh hơn so với mức thông thường.
Một tổ hợp dữ liệu được ghi lại từ mực nước biển, bầu khí quyển và các dữ liệu vệ tinh đã được sử dụng để xác định sự hiện diện của những con sóng này.
Nó cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa những dấu hiệu đầu tiên của nhiễu động không khí do AGW gây ra và sự khởi đầu của sóng thần ở một số địa điểm.
Một trong những loại AGW có thể kéo dài hàng trăm km hoặc hàng dặm, và chúng có thể di chuyển xuống hàng nghìn m dưới nước với tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh thông thường.
Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga – Hunga Ha'apai là một vụ phun trào rất lớn bất thường. Các vụ phun trào dưới nước thường không tạo ra sóng thần ở quy mô này.
Đợt sóng thần này di chuyển nhanh hơn 1,5–2,5 lần so với một trận sóng thần do núi lửa kích hoạt điển hình, đạt tốc độ khoảng 1.000 km/giờ khi nó băng qua Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương trong vòng chưa đầy 20 giờ.
Không những thế, nó còn di chuyển một phần qua bầu khí quyển nên có thể đến vùng Caribbean và Đại Tây Dương mà không cần đi vòng quanh Nam Mỹ.
"Ý tưởng rằng sóng thần có thể được tạo ra bởi các sóng trong khí quyển gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa không phải là mới, nhưng sự kiện này lần đầu tiên được ghi lại bởi các thiết bị đo đạc hiện đại, dày đặc trên toàn thế giới" - tiến sĩ Ricardo Ramalho từ Đại học Cardiff - Anh, nói.
Âm thanh gây ra sóng thần, điều tưởng chừng phim giả tưởng đó lại là thực sự xảy ra đối với trận sóng thần do vụ phun trào Hunga Tonga – Hunga Ha'apai.
Sóng AGW di chuyển nhanh gấp 10 lần so với sóng thần, và di chuyển ra mọi hướng từ tâm của trận động đất. Khi chúng được phát hiện bởi một chiếc hydrophone (đầu thu sóng địa chấn trong nước) dưới nước, thiết bị này có thể xác định được các đặc điểm của động đất như vị trí, thời gian, kích thước và hướng xảy ra.