Trong thời gian qua, các chuyên gia đang cố gắng tìm kiếm và chứng lỗ sâu thực sự tồn tại. Khái niệm lỗ sâu lần đầu tiên được giới khoa học đề cập vào năm 1916. Khi ấy, nhà toán học Ludwig Flamm đang xem xét các phương trình thuyết tương đối tổng quát của Einstein và có đề cập đến hiện tượng hấp dẫn bẻ cong không - thời gian xung quanh. Điều này khiến nhiều người cho rằng du hành xuyên không - thời gian có tính khả thi.Mặc dù các đường hầm xuyên không - thời gian rất có khả năng tồn tại về mặt lý thuyết nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn tranh cãi lỗ sâu có thực sự hình thành trong vũ trụ rộng lớn hay không.Liên quan đến vấn đề này, một nhóm chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến lỗ sâu trên tạp chí khoa học Physical Review D. Họ cho hay đã xây dựng mô hình giả lập mô phỏng lỗ sâu và các tác động của nó đối với vũ trụ.Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia cho thấy nếu lỗ sâu tồn tại thì chúng có thể đủ lớn để kích hoạt một khía cạnh của thuyết tương đối Einstein. Đó là các vật thể cực lớn uốn cong kết cấu không - thời gian đến mức chúng khiến ánh sáng bị cong.Ánh sáng bị bẻ cong sẽ phóng đại bất cứ thứ gì ở đằng sau vật thể khổng lồ. Khi ấy, chúng ta có thể quan sát thấy chúng khi đứng ở Trái đất.Hiện tượng này đã được giới thiên văn ghi nhận khi quan sát lỗ đen, các thiên hà lớn hay các ngôi sao... khi nhìn từ Trái đất.Theo nhóm chuyên gia, lỗ sâu giống như lỗ đen có thể có kích thước đủ lớn để phóng to các vật thể ở cách xa đằng sau chúng.Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng, việc đầu tiên cần làm tìm là xác định một vật thể xa xôi nào đó đang được phóng đại bởi một vật thể vô hình."Độ phóng đại do lỗ sâu tạo ra có thể rất lớn, có thể được kiểm tra vào một ngày nào đó", tác giả chính Lei-Hua Liu từ Đại học Jishou ở Hồ Nam, Trung Quốc cho biết.Tiến sĩ Liu cho biết thêm lỗ sâu sẽ phóng đại các vật thể khác với hố đen. Nhờ vậy, họ sẽ phân biệt được lỗ đen với lỗ sâu. Ví dụ như một thấu kính hấp dẫn thông qua lỗ đen thường tạo ra 4 hình ảnh phản chiếu của vật thể. Trong khi đó, một lỗ sâu sẽ tạo ra 3 hình ảnh gồm: 2 hình ảnh mờ và một hình rất sáng.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Trong thời gian qua, các chuyên gia đang cố gắng tìm kiếm và chứng lỗ sâu thực sự tồn tại. Khái niệm lỗ sâu lần đầu tiên được giới khoa học đề cập vào năm 1916. Khi ấy, nhà toán học Ludwig Flamm đang xem xét các phương trình thuyết tương đối tổng quát của Einstein và có đề cập đến hiện tượng hấp dẫn bẻ cong không - thời gian xung quanh. Điều này khiến nhiều người cho rằng du hành xuyên không - thời gian có tính khả thi.
Mặc dù các đường hầm xuyên không - thời gian rất có khả năng tồn tại về mặt lý thuyết nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn tranh cãi lỗ sâu có thực sự hình thành trong vũ trụ rộng lớn hay không.
Liên quan đến vấn đề này, một nhóm chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến lỗ sâu trên tạp chí khoa học Physical Review D. Họ cho hay đã xây dựng mô hình giả lập mô phỏng lỗ sâu và các tác động của nó đối với vũ trụ.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia cho thấy nếu lỗ sâu tồn tại thì chúng có thể đủ lớn để kích hoạt một khía cạnh của thuyết tương đối Einstein. Đó là các vật thể cực lớn uốn cong kết cấu không - thời gian đến mức chúng khiến ánh sáng bị cong.
Ánh sáng bị bẻ cong sẽ phóng đại bất cứ thứ gì ở đằng sau vật thể khổng lồ. Khi ấy, chúng ta có thể quan sát thấy chúng khi đứng ở Trái đất.
Hiện tượng này đã được giới thiên văn ghi nhận khi quan sát lỗ đen, các thiên hà lớn hay các ngôi sao... khi nhìn từ Trái đất.
Theo nhóm chuyên gia, lỗ sâu giống như lỗ đen có thể có kích thước đủ lớn để phóng to các vật thể ở cách xa đằng sau chúng.
Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng, việc đầu tiên cần làm tìm là xác định một vật thể xa xôi nào đó đang được phóng đại bởi một vật thể vô hình.
"Độ phóng đại do lỗ sâu tạo ra có thể rất lớn, có thể được kiểm tra vào một ngày nào đó", tác giả chính Lei-Hua Liu từ Đại học Jishou ở Hồ Nam, Trung Quốc cho biết.
Tiến sĩ Liu cho biết thêm lỗ sâu sẽ phóng đại các vật thể khác với hố đen. Nhờ vậy, họ sẽ phân biệt được lỗ đen với lỗ sâu. Ví dụ như một thấu kính hấp dẫn thông qua lỗ đen thường tạo ra 4 hình ảnh phản chiếu của vật thể. Trong khi đó, một lỗ sâu sẽ tạo ra 3 hình ảnh gồm: 2 hình ảnh mờ và một hình rất sáng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.