Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Oliver Gutfleisch từ Đại học Công nghệ Darmstadt đã phân tích thiên thạch Chelyabinsk rơi xuống nước Nga năm 2013 và phát hiện các vi tinh thể carbon có kích thước micromet.Điều đáng nói là các vi tinh thể này sau khi được nhìn dưới kính hiển vi điện tử (SEM) lại có nhiều hình dạng khác thường: vỏ hình cầu khép kín và hình lăng trụ lục giác dài như một chiếc que.Những tinh thể carbon như thế chưa được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên Trái Đất hoặc trong bất kỳ vật thể ngoài hành tinh nào trước đó.Carbon được cho là "xương sống" của sự sống nên bất kỳ thứ gì kỳ lạ liên quan đến nó đều được các nhà khoa học hành tinh đặc biệt quan tâm.Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định vật liệu lạ lùng này được thiên thạch đem đến từ một thế giới ngoài hành tinh, hay hình thành trong quá trình nó rơi, lai giữa vật liệu nguyên thủy trong thiên thạch và các tác động từ Trái Đất.Bởi khi một thiên thể vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái đất, bề mặt của nó tiếp xúc với áp suất và nhiệt độ cao. Luồng không khí xé ra các giọt nhỏ từ thiên thạch tạo thành một đám mây bụi, và cũng có khả năng vật chất mới được hình thành từ những điều kiện đó.Chelyabinsk, phát nổ vào ngày 12-5-2013 trên các cánh đồng tuyết ở Nam Urals, là thiên thạch lớn nhất của thế kỷ 21, có đường kính ban đầu lên đến 18 m.Khi bay vào bầu khí quyển trái đất, thiên thạch đã biến thành một quả cầu lửa, di chuyển với vận tốc 54.000 km/h, gần gấp 44 lần vận tốc âm thanh.Nó vụt qua bầu trời khu vực Ural ở phía nam Nga rồi nổ tung kèm theo ánh sáng chói lòa ở độ cao 15-25km so với mặt đất vùng Chelyabinsk. Đường bay của thiên thạch tạo với mặt đất một góc 20 độ.Theo ước tính của NASA, thiên thạch có đường kính 17m, nặng 7.700-10.000 tấn, giải thoát năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, tương đương sức công phá của 20-25 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.Các nhân chứng mô tả tiếng nổ của thiên thạch tựa như âm thanh một con tàu rơi từ trên trời, còn ánh sáng nó phát ra chiếu trắng mọi vật một cách dị thường.Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan, khiến cả nghìn cư dân trong vùng bị thương do bị kính văng vào cơ thể. Các nhà chức trách thống kê hơn 3.700 công trình, tòa nhà bị hư hại, với 700 trường học, hơn 200 bệnh viện và các công trình an sinh xã hội bị vỡ cửa kính.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Oliver Gutfleisch từ Đại học Công nghệ Darmstadt đã phân tích thiên thạch Chelyabinsk rơi xuống nước Nga năm 2013 và phát hiện các vi tinh thể carbon có kích thước micromet.
Điều đáng nói là các vi tinh thể này sau khi được nhìn dưới kính hiển vi điện tử (SEM) lại có nhiều hình dạng khác thường: vỏ hình cầu khép kín và hình lăng trụ lục giác dài như một chiếc que.
Những tinh thể carbon như thế chưa được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên Trái Đất hoặc trong bất kỳ vật thể ngoài hành tinh nào trước đó.
Carbon được cho là "xương sống" của sự sống nên bất kỳ thứ gì kỳ lạ liên quan đến nó đều được các nhà khoa học hành tinh đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định vật liệu lạ lùng này được thiên thạch đem đến từ một thế giới ngoài hành tinh, hay hình thành trong quá trình nó rơi, lai giữa vật liệu nguyên thủy trong thiên thạch và các tác động từ Trái Đất.
Bởi khi một thiên thể vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái đất, bề mặt của nó tiếp xúc với áp suất và nhiệt độ cao. Luồng không khí xé ra các giọt nhỏ từ thiên thạch tạo thành một đám mây bụi, và cũng có khả năng vật chất mới được hình thành từ những điều kiện đó.
Chelyabinsk, phát nổ vào ngày 12-5-2013 trên các cánh đồng tuyết ở Nam Urals, là thiên thạch lớn nhất của thế kỷ 21, có đường kính ban đầu lên đến 18 m.
Khi bay vào bầu khí quyển trái đất, thiên thạch đã biến thành một quả cầu lửa, di chuyển với vận tốc 54.000 km/h, gần gấp 44 lần vận tốc âm thanh.
Nó vụt qua bầu trời khu vực Ural ở phía nam Nga rồi nổ tung kèm theo ánh sáng chói lòa ở độ cao 15-25km so với mặt đất vùng Chelyabinsk. Đường bay của thiên thạch tạo với mặt đất một góc 20 độ.
Theo ước tính của NASA, thiên thạch có đường kính 17m, nặng 7.700-10.000 tấn, giải thoát năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, tương đương sức công phá của 20-25 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Các nhân chứng mô tả tiếng nổ của thiên thạch tựa như âm thanh một con tàu rơi từ trên trời, còn ánh sáng nó phát ra chiếu trắng mọi vật một cách dị thường.
Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan, khiến cả nghìn cư dân trong vùng bị thương do bị kính văng vào cơ thể. Các nhà chức trách thống kê hơn 3.700 công trình, tòa nhà bị hư hại, với 700 trường học, hơn 200 bệnh viện và các công trình an sinh xã hội bị vỡ cửa kính.