Thử nghiệm được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Rostock và École Polytechnique của Pháp. Họ sử dụng tia laser cường độ cao bắn vào một tấm nhựa PET mỏng để nghiên cứu điều gì xảy ra bên trong Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Ảnh: HZDR / Blaurock.Bên trong các hành tinh băng lớn này có áp suất cao hơn Trái Đất hàng triệu lần và nhiệt độ có thể lên tới vài nghìn độ C. Các trạng thái đó có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các tia laser cường độ cao để chiếu vào một mẫu vật liệu giống như phim, đốt nóng nó đến 6.000 độ C trong nháy mắt và tạo ra một sóng xung kích nén vật liệu gấp một triệu lần áp suất khí quyển trong vài nano giây. Ảnh: Universal Images Group North America LLC/ Alamy.Ông Dominik Kraus, một nhà vật lý tại HZDR và là giáo sư tại Đại học Rostock, cho hay: “Chúng tôi đã từng sử dụng phim hydrocacbon cho những loại thí nghiệm này. Và chúng tôi phát hiện ra rằng áp suất cực lớn này đã tạo ra những viên kim cương nhỏ bé, được gọi là kim cương nano. Ảnh: Britannica.Tuy nhiên, vì các hành tinh băng khổng lồ còn chứa một lượng đáng kể oxy, bên cạnh carbon và hydro, nên việc dùng phim hydrocacbon chỉ có thể mô phỏng một phần bên trong của các hành tinh”. Khi tìm kiếm chất liệu phim phù hợp, các nhà nghiên cứu tình cờ phát hiện ra một vật chất quen thuộc là PET, loại nhựa được sử dụng để làm chai nhựa thông thường.Vì sao lại chọn nhựa PET, loại nhựa làm hộp đựng thức ăn hay chai nước? Kraus giải thích: “PET có sự cân bằng tốt giữa carbon, hydro và oxy để mô phỏng hoạt động của các hành tinh băng”. Ảnh: iStock.Theo ông Kraus, tác dụng của oxy là đẩy nhanh quá trình phân tách cacbon và hydro và do đó kích thích sự hình thành kim cương nano. Điều đó có nghĩa là các nguyên tử carbon có thể kết hợp dễ dàng hơn và tạo thành kim cương”.Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết trước đó rằng có các cơn mưa kim cương trong các hành tinh băng khổng lồ ở rìa hệ mặt trời của chúng ta. Kỹ thuật này sẽ cung cấp phương pháp hoàn toàn mới để tạo ra kim cương nano, loại vật liệu cần thiết trong nhiều thiết bị như các cảm biến lượng tử nhạy bén. Phát hiện được công bố trên tạp chí Science Advances. Ảnh: Packagingnews.Được biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu rõ hơn điều kiện môi trường khắc nghiệt trên các hành tinh để hiểu cách thức tạo ra những trận mưa kim cương. Ảnh: NASA/JPL.Mời quý độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2 | VTV24
Thử nghiệm được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Rostock và École Polytechnique của Pháp. Họ sử dụng tia laser cường độ cao bắn vào một tấm nhựa PET mỏng để nghiên cứu điều gì xảy ra bên trong Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Ảnh: HZDR / Blaurock.
Bên trong các hành tinh băng lớn này có áp suất cao hơn Trái Đất hàng triệu lần và nhiệt độ có thể lên tới vài nghìn độ C. Các trạng thái đó có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các tia laser cường độ cao để chiếu vào một mẫu vật liệu giống như phim, đốt nóng nó đến 6.000 độ C trong nháy mắt và tạo ra một sóng xung kích nén vật liệu gấp một triệu lần áp suất khí quyển trong vài nano giây. Ảnh: Universal Images Group North America LLC/ Alamy.
Ông Dominik Kraus, một nhà vật lý tại HZDR và là giáo sư tại Đại học Rostock, cho hay: “Chúng tôi đã từng sử dụng phim hydrocacbon cho những loại thí nghiệm này. Và chúng tôi phát hiện ra rằng áp suất cực lớn này đã tạo ra những viên kim cương nhỏ bé, được gọi là kim cương nano. Ảnh: Britannica.
Tuy nhiên, vì các hành tinh băng khổng lồ còn chứa một lượng đáng kể oxy, bên cạnh carbon và hydro, nên việc dùng phim hydrocacbon chỉ có thể mô phỏng một phần bên trong của các hành tinh”. Khi tìm kiếm chất liệu phim phù hợp, các nhà nghiên cứu tình cờ phát hiện ra một vật chất quen thuộc là PET, loại nhựa được sử dụng để làm chai nhựa thông thường.
Vì sao lại chọn nhựa PET, loại nhựa làm hộp đựng thức ăn hay chai nước? Kraus giải thích: “PET có sự cân bằng tốt giữa carbon, hydro và oxy để mô phỏng hoạt động của các hành tinh băng”. Ảnh: iStock.
Theo ông Kraus, tác dụng của oxy là đẩy nhanh quá trình phân tách cacbon và hydro và do đó kích thích sự hình thành kim cương nano. Điều đó có nghĩa là các nguyên tử carbon có thể kết hợp dễ dàng hơn và tạo thành kim cương”.
Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết trước đó rằng có các cơn mưa kim cương trong các hành tinh băng khổng lồ ở rìa hệ mặt trời của chúng ta. Kỹ thuật này sẽ cung cấp phương pháp hoàn toàn mới để tạo ra kim cương nano, loại vật liệu cần thiết trong nhiều thiết bị như các cảm biến lượng tử nhạy bén. Phát hiện được công bố trên tạp chí Science Advances. Ảnh: Packagingnews.
Được biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu rõ hơn điều kiện môi trường khắc nghiệt trên các hành tinh để hiểu cách thức tạo ra những trận mưa kim cương. Ảnh: NASA/JPL.