Vào ngày 23/8, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã hạ cánh xuống Mặt Trăng. Với việc thành công đổ bộ lên cực nam Mặt Trăng, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 4 chinh phục thành công vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.Hiện sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã rơi vào chế độ ngủ vĩnh viễn. Mới đây, các nhà khoa học của Ấn Độ công bố một số thông tin quan trọng liên quan tới sứ mệnh lịch sử này.Cụ thể, Ấn Độ cho hay đã sử dụng công nghệ hạt nhân như một phần của sứ mệnh Chandrayaan-3. Theo tờ Times of India, mô-đun đẩy của sứ mệnh Chandrayaan-3 mang tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan lên Mặt Trăng được cung cấp năng lượng bằng công nghệ hạt nhân.Hai thiết bị gia nhiệt đồng vị phóng xạ (RHU) cùng tạo ra 2 watt năng lượng được đặt trên mô-đun hiện quay quanh Mặt Trăng. RHU là một thiết bị tạo ra nhiệt bằng cách khai thác năng lượng được tái tạo từ sự phân rã phóng xạ của một đồng vị cụ thể.Khi được lắp đặt trên tàu vũ trụ, RHU có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhiệt lâu dài và đáng tin cậy cho các thiết bị và bộ phận trên tàu.Nhờ vậy, các thiết bị và bộ phận này vẫn có thể hoạt động bình thường trong thời tiết lạnh xuống tới -200 độ C trong không gian.Điều này đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh hoạt động ngoài vũ trụ hoặc tại các thiên thể khác. Bởi lẽ, đó là những môi trường mà các phương pháp sưởi truyền thống như máy sưởi điện không thể hoạt động hiệu quả.Theo các chuyên gia, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tích hợp RHU cho mô-đun đẩy của Chandrayaan-3 thay vì trang bị cho tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan có thể là chiến thuật riêng của nước này.India Today cho rằng, ISRO lắp đặt RHU cho mô-đun đẩy quanh Mặt trăng là nhằm mục đích thử nghiệm và "trình làng" công nghệ trên quỹ đạo của thiên thể này.Ngoài ra, ISRO tiết lộ tàu đổ bộ Vikram đã thổi bay khoảng 2,06 tấn regolith (lớp đất đá trên bề mặt Mặt Trăng) khi đáp xuống vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến Mặt Trăng, Sao Hỏa. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 23/8, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã hạ cánh xuống Mặt Trăng. Với việc thành công đổ bộ lên cực nam Mặt Trăng, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 4 chinh phục thành công vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Hiện sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã rơi vào chế độ ngủ vĩnh viễn. Mới đây, các nhà khoa học của Ấn Độ công bố một số thông tin quan trọng liên quan tới sứ mệnh lịch sử này.
Cụ thể, Ấn Độ cho hay đã sử dụng công nghệ hạt nhân như một phần của sứ mệnh Chandrayaan-3. Theo tờ Times of India, mô-đun đẩy của sứ mệnh Chandrayaan-3 mang tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan lên Mặt Trăng được cung cấp năng lượng bằng công nghệ hạt nhân.
Hai thiết bị gia nhiệt đồng vị phóng xạ (RHU) cùng tạo ra 2 watt năng lượng được đặt trên mô-đun hiện quay quanh Mặt Trăng. RHU là một thiết bị tạo ra nhiệt bằng cách khai thác năng lượng được tái tạo từ sự phân rã phóng xạ của một đồng vị cụ thể.
Khi được lắp đặt trên tàu vũ trụ, RHU có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhiệt lâu dài và đáng tin cậy cho các thiết bị và bộ phận trên tàu.
Nhờ vậy, các thiết bị và bộ phận này vẫn có thể hoạt động bình thường trong thời tiết lạnh xuống tới -200 độ C trong không gian.
Điều này đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh hoạt động ngoài vũ trụ hoặc tại các thiên thể khác. Bởi lẽ, đó là những môi trường mà các phương pháp sưởi truyền thống như máy sưởi điện không thể hoạt động hiệu quả.
Theo các chuyên gia, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tích hợp RHU cho mô-đun đẩy của Chandrayaan-3 thay vì trang bị cho tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan có thể là chiến thuật riêng của nước này.
India Today cho rằng, ISRO lắp đặt RHU cho mô-đun đẩy quanh Mặt trăng là nhằm mục đích thử nghiệm và "trình làng" công nghệ trên quỹ đạo của thiên thể này.
Ngoài ra, ISRO tiết lộ tàu đổ bộ Vikram đã thổi bay khoảng 2,06 tấn regolith (lớp đất đá trên bề mặt Mặt Trăng) khi đáp xuống vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến Mặt Trăng, Sao Hỏa. Nguồn: VTV24.