NASA mới công bố một bức ảnh rất chi tiết cho thấy phần bên trong của miệng hố va chạm Shackleton tại vùng cực Nam của Mặt Trăng. Trong bức ảnh, miệng hố va chạm Shackleton có độ tròn khá hoàn hảo, trông giống như dấu vết của một đĩa bay từng hạ cánh xuống vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.Theo các chuyên gia, đó không phải dấu vết của một đĩa bay thực sự mà có thể là một tiểu hành tinh cổ đại. Trong tương lai, khu vực này có thể thành "sân bay" của nhiều tàu vũ trụ bởi cực Nam của Mặt Trăng là mục tiêu mà nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới đang nhắm tới muốn khám phá.Hình ảnh mới chụp ở cực Nam của Mặt Trăng là kết quả tổng hợp từ một loạt ảnh có độ sắc nét cao được chụp bằng 2 camera quay quanh Mặt Trăng của NASA là LROC và ShadowCam.Trong đó, LROC (Camera quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng) đi vào hoạt động từ năm 2009. Hệ thống LROC gồm 3 camera (2 camera góc hẹp và 1 camera góc rộng) được gắn trên Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng (LRO) của NASA nhằm chụp những bức ảnh có độ phân giải cao về bề mặt Mặt Trăng.ShadowCam là một thiết bị do NASA thiết kế và gửi trên tàu vũ trụ Danuri của KARI (Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc) được phóng vào tháng 8/2022. ShadowCam có nhiệm vụ tìm kiếm các khu vực có khả năng chứa băng tuyết, nằm trong vùng tối vĩnh cửu của Mặt Trăng.Dữ liệu do ShadowCam thu thập được sẽ sử dụng cho các nhiệm vụ trong chương trình Artemis của NASA với mục tiêu đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2025 hoặc 2026. Ngoài ra, tàu thăm dò vùng cực Volatiles Investigating Polar (VIPER) của NASA cũng dự kiến sẽ khám phá cực Nam Mặt Trăng vào năm 2024 trong sứ mệnh kéo dài 100 ngày.Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc có kế hoạch triển khai sứ mệnh Chang'e-7 tới cực Nam Mặt Trăng vào năm 2026 cùng với một tàu thám hiểm Mặt Trăng mới.Không những vậy, Chandrayaan-3 là tàu đổ bộ đầu tiên của nhân loại hạ cánh được xuống cực Nam của Mặt Trăng. Do việc hạ cánh gần cực Nam của Mặt Trăng không phải là điều dễ dàng nên đến nay mới chỉ có Ấn Độ thành công.Các nước có sự quan tâm đặc biệt đến cực Nam Mặt Trăng chủ yếu là bởi các nhà khoa học cho rằng khu vực này chứa rất nhiều nước ở dạng băng lỏng.Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.
NASA mới công bố một bức ảnh rất chi tiết cho thấy phần bên trong của miệng hố va chạm Shackleton tại vùng cực Nam của Mặt Trăng. Trong bức ảnh, miệng hố va chạm Shackleton có độ tròn khá hoàn hảo, trông giống như dấu vết của một đĩa bay từng hạ cánh xuống vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Theo các chuyên gia, đó không phải dấu vết của một đĩa bay thực sự mà có thể là một tiểu hành tinh cổ đại. Trong tương lai, khu vực này có thể thành "sân bay" của nhiều tàu vũ trụ bởi cực Nam của Mặt Trăng là mục tiêu mà nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới đang nhắm tới muốn khám phá.
Hình ảnh mới chụp ở cực Nam của Mặt Trăng là kết quả tổng hợp từ một loạt ảnh có độ sắc nét cao được chụp bằng 2 camera quay quanh Mặt Trăng của NASA là LROC và ShadowCam.
Trong đó, LROC (Camera quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng) đi vào hoạt động từ năm 2009. Hệ thống LROC gồm 3 camera (2 camera góc hẹp và 1 camera góc rộng) được gắn trên Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng (LRO) của NASA nhằm chụp những bức ảnh có độ phân giải cao về bề mặt Mặt Trăng.
ShadowCam là một thiết bị do NASA thiết kế và gửi trên tàu vũ trụ Danuri của KARI (Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc) được phóng vào tháng 8/2022. ShadowCam có nhiệm vụ tìm kiếm các khu vực có khả năng chứa băng tuyết, nằm trong vùng tối vĩnh cửu của Mặt Trăng.
Dữ liệu do ShadowCam thu thập được sẽ sử dụng cho các nhiệm vụ trong chương trình Artemis của NASA với mục tiêu đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2025 hoặc 2026. Ngoài ra, tàu thăm dò vùng cực Volatiles Investigating Polar (VIPER) của NASA cũng dự kiến sẽ khám phá cực Nam Mặt Trăng vào năm 2024 trong sứ mệnh kéo dài 100 ngày.
Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc có kế hoạch triển khai sứ mệnh Chang'e-7 tới cực Nam Mặt Trăng vào năm 2026 cùng với một tàu thám hiểm Mặt Trăng mới.
Không những vậy, Chandrayaan-3 là tàu đổ bộ đầu tiên của nhân loại hạ cánh được xuống cực Nam của Mặt Trăng. Do việc hạ cánh gần cực Nam của Mặt Trăng không phải là điều dễ dàng nên đến nay mới chỉ có Ấn Độ thành công.
Các nước có sự quan tâm đặc biệt đến cực Nam Mặt Trăng chủ yếu là bởi các nhà khoa học cho rằng khu vực này chứa rất nhiều nước ở dạng băng lỏng.
Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.