Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời. Dù là quá khứ hay hiện tại thì khả năng tồn tại người ngoài hành tinh cũng như sự sống trên hành tinh đỏ vẫn vô cùng lớn. Nước ở dạng lỏng, thứ mà người ta thường cho rằng là điều kiện tất yếu cho sự sống tồn tại, từng chảy trên hành tinh này. Những bức ảnh quan sát sao Hỏa được công bố gần đây nhất cho thấy, trên bề mặt lạnh lẽo của hành tinh đỏ, từng có dấu tích của những dòng nước. Điều đáng nói, hiện tượng này đã được xác định là chỉ xảy ra trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.Các nhà khoa học từ lâu vẫn tin rằng, bên dưới lớp vỏ ngoài cùng rất trẻ và mịn của Europa có thể là một đại dương. Đồng thời người ta cũng cho rằng, trong đại dương này có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất mà chúng ta đang tìm kiếm. Cho đến nay, con người mới chỉ tiếp cận được Europa bằng những tàu vũ trụ bay ngang qua bề mặt vệ tinh này, song những đặc điểm rất đáng chú ý của Europa khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong Hệ Mặt trời. Và trong tương lai, Europa có thể sẽ trở thành đích đến của nhiều dự án vũ trụ mới của con người.Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Những chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy, bề mặt của vệ tinh này tồn tại những hồ nước hoàn chỉnh ở trạng thái lỏng. Mặc dù thứ nước tồn tại trong lòng hồ không giống nước ở Trái đất, mà do Hyđrocacbon tạo thành, nhưng chúng lại là nơi lý tưởng để sản sinh những chất hữu cơ phức tạp. Ngoài ra, tầng đại khí quyển rất dày của Titan còn chứa đựng rất nhiều thành phần cấu tạo nên sự sống như nitơ,…Vệ tinh Enceladus là vệ đứng thứ 6 về độ lớn trong số các vệ tinh của sao Thổ. Mặc dù có kích thước không lớn nhưng Enceladus lại là nơi rất có khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất. Trong thực tế, Enceladus là một trong ba tinh thể nằm trong Hệ Mặt trời mà người ta tìm thấy sự phun trào của núi lửa. Điều quan trọng hơn nữa chính là, những vật chất mà núi lửa phun trào hàm chứa một lượng nước rất lớn. Chính điều này khiến các chuyên gia tin rằng, bên dưới bề mặt lạnh lẽo của Enceladus là tồn tại một đại dương. Mà những nơi tồn tại nước đương nhiên là những nơi có khả năng tồn tại sự sống nhất.Cùng với Titan, Tethys là một trong số 7 vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Bề mặt của Tethys được cấu tạo bởi silicat và nước đóng băng. Tuy nhiên, người ta cho rằng ở bên dưới bề mặt này khoảng 2000 mét, Tethys đang ẩn giấu một đại dương nước mặn. Cũng giống như những vệ tinh nằm gần những hành tinh lớn khác, Tethys cũng chịu sự ảnh hưởng của thủy triều. Điều này khiến cho ở bên dưới bề mặt của nó luôn có đủ nhiệt lượng để hình thành nên nước ở trạng thái lỏng.Gliese 581d là một hành tinh quay quanh quỹ đạo của ngôi sao Gliese 581 trong chòm sao Thiên Xứng. Đây là một trong số không nhiều những hành tinh có kích thước tương đương Trái đất được phát hiện con người phát hiện ở bên ngoài Hệ Mặt trời. Vị trí mà Gliese 581d tồn tại rất dễ tồn tại nước ở dạng lỏng. Do vậy, rất có khả năng đây là nơi ẩn chứa những sinh mệnh ngoài Trái đất.Mặc dù vậy, khả năng tồn tại sự sống trên Callisto không nhiều như Europa. Nguyên nhân căn bản là do lớp đại dương này có thể không có những vật liệu rắn cần thiết cho sự sống cũng như thiếu đi nguồn trao đổi nhiệt từ vùng lõi của Callisto. Từ năm 2003, NASA đã đưa ra ý tưởng về một căn cứ trên Callisto với một nhà máy có thể sản xuất nhiên liệu cho những cuộc hành trình xa hơn vào không gian việc xây dựng một căn cứ tại Callisto cũng giúp con người có cơ sở để tiếp tục khám phá vệ tinh Europa, cũng như có thể lợi dụng lực hấp dẫn từ Sao Mộc để tăng tốc cho các tàu vũ trụ hướng xa hơn ra bên ngoài hệ Mặt Trời.Vào năm 1996, một nhóm các nhà khoa học công bố rằng họ đã tìm ra được bằng chứng rõ ràng về các vi hóa thạch trên một thiên thạch của sao Hỏa được tìm thấy ở vùng Nam Cực. Điều này chỉ ra rằng sự sống có thể đã tồn tại trên hành tinh Đỏ khoảng 3,6 tỷ năm trước. Sau nhiều năm tranh luận mạnh mẽ, câu chuyện liệu thiên thạch sao Hỏa có tồn tại sự sống hay không vẫn còn chưa được giải đáp. Nếu điều này là thật, nó sẽ đưa đến một chứng cứ tuyệt vời ủng hộ cho lý thuyết Panspermia, theo nghĩa đen là “sự sống ở mọi nơi”, điều này có nghĩa là sự sống đến từ vũ trụ và các hành tinh trao đổi sự sống cho nhau - “sự sống” ở đây có nghĩa là các vi khuẩn, chúng có thế tiềm tàng và chống chịu với các môi trường khắc nghiệt. Sự sống có thể tồn tại trên một hành tinh khác, thậm chí có thể trên một hành tinh gần với sao Hỏa và rồi sau đó chúng sẽ tìm cách quay về trái đất để phát triển.Kepler-452b, hành tinh giống Trái Đất nhất được phát hiện cho đến nay, có thể ấm hơn, rộng lớn hơn, và có nước trên bề mặt.
Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời. Dù là quá khứ hay hiện tại thì khả năng tồn tại người ngoài hành tinh cũng như sự sống trên hành tinh đỏ vẫn vô cùng lớn. Nước ở dạng lỏng, thứ mà người ta thường cho rằng là điều kiện tất yếu cho sự sống tồn tại, từng chảy trên hành tinh này. Những bức ảnh quan sát sao Hỏa được công bố gần đây nhất cho thấy, trên bề mặt lạnh lẽo của hành tinh đỏ, từng có dấu tích của những dòng nước. Điều đáng nói, hiện tượng này đã được xác định là chỉ xảy ra trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.
Các nhà khoa học từ lâu vẫn tin rằng, bên dưới lớp vỏ ngoài cùng rất trẻ và mịn của Europa có thể là một đại dương. Đồng thời người ta cũng cho rằng, trong đại dương này có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất mà chúng ta đang tìm kiếm. Cho đến nay, con người mới chỉ tiếp cận được Europa bằng những tàu vũ trụ bay ngang qua bề mặt vệ tinh này, song những đặc điểm rất đáng chú ý của Europa khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong Hệ Mặt trời. Và trong tương lai, Europa có thể sẽ trở thành đích đến của nhiều dự án vũ trụ mới của con người.
Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Những chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy, bề mặt của vệ tinh này tồn tại những hồ nước hoàn chỉnh ở trạng thái lỏng. Mặc dù thứ nước tồn tại trong lòng hồ không giống nước ở Trái đất, mà do Hyđrocacbon tạo thành, nhưng chúng lại là nơi lý tưởng để sản sinh những chất hữu cơ phức tạp. Ngoài ra, tầng đại khí quyển rất dày của Titan còn chứa đựng rất nhiều thành phần cấu tạo nên sự sống như nitơ,…
Vệ tinh Enceladus là vệ đứng thứ 6 về độ lớn trong số các vệ tinh của sao Thổ. Mặc dù có kích thước không lớn nhưng Enceladus lại là nơi rất có khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất. Trong thực tế, Enceladus là một trong ba tinh thể nằm trong Hệ Mặt trời mà người ta tìm thấy sự phun trào của núi lửa. Điều quan trọng hơn nữa chính là, những vật chất mà núi lửa phun trào hàm chứa một lượng nước rất lớn. Chính điều này khiến các chuyên gia tin rằng, bên dưới bề mặt lạnh lẽo của Enceladus là tồn tại một đại dương. Mà những nơi tồn tại nước đương nhiên là những nơi có khả năng tồn tại sự sống nhất.
Cùng với Titan, Tethys là một trong số 7 vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Bề mặt của Tethys được cấu tạo bởi silicat và nước đóng băng. Tuy nhiên, người ta cho rằng ở bên dưới bề mặt này khoảng 2000 mét, Tethys đang ẩn giấu một đại dương nước mặn. Cũng giống như những vệ tinh nằm gần những hành tinh lớn khác, Tethys cũng chịu sự ảnh hưởng của thủy triều. Điều này khiến cho ở bên dưới bề mặt của nó luôn có đủ nhiệt lượng để hình thành nên nước ở trạng thái lỏng.
Gliese 581d là một hành tinh quay quanh quỹ đạo của ngôi sao Gliese 581 trong chòm sao Thiên Xứng. Đây là một trong số không nhiều những hành tinh có kích thước tương đương Trái đất được phát hiện con người phát hiện ở bên ngoài Hệ Mặt trời. Vị trí mà Gliese 581d tồn tại rất dễ tồn tại nước ở dạng lỏng. Do vậy, rất có khả năng đây là nơi ẩn chứa những sinh mệnh ngoài Trái đất.
Mặc dù vậy, khả năng tồn tại sự sống trên Callisto không nhiều như Europa. Nguyên nhân căn bản là do lớp đại dương này có thể không có những vật liệu rắn cần thiết cho sự sống cũng như thiếu đi nguồn trao đổi nhiệt từ vùng lõi của Callisto. Từ năm 2003, NASA đã đưa ra ý tưởng về một căn cứ trên Callisto với một nhà máy có thể sản xuất nhiên liệu cho những cuộc hành trình xa hơn vào không gian việc xây dựng một căn cứ tại Callisto cũng giúp con người có cơ sở để tiếp tục khám phá vệ tinh Europa, cũng như có thể lợi dụng lực hấp dẫn từ Sao Mộc để tăng tốc cho các tàu vũ trụ hướng xa hơn ra bên ngoài hệ Mặt Trời.
Vào năm 1996, một nhóm các nhà khoa học công bố rằng họ đã tìm ra được bằng chứng rõ ràng về các vi hóa thạch trên một thiên thạch của sao Hỏa được tìm thấy ở vùng Nam Cực. Điều này chỉ ra rằng sự sống có thể đã tồn tại trên hành tinh Đỏ khoảng 3,6 tỷ năm trước. Sau nhiều năm tranh luận mạnh mẽ, câu chuyện liệu thiên thạch sao Hỏa có tồn tại sự sống hay không vẫn còn chưa được giải đáp. Nếu điều này là thật, nó sẽ đưa đến một chứng cứ tuyệt vời ủng hộ cho lý thuyết Panspermia, theo nghĩa đen là “sự sống ở mọi nơi”, điều này có nghĩa là sự sống đến từ vũ trụ và các hành tinh trao đổi sự sống cho nhau - “sự sống” ở đây có nghĩa là các vi khuẩn, chúng có thế tiềm tàng và chống chịu với các môi trường khắc nghiệt. Sự sống có thể tồn tại trên một hành tinh khác, thậm chí có thể trên một hành tinh gần với sao Hỏa và rồi sau đó chúng sẽ tìm cách quay về trái đất để phát triển.
Kepler-452b, hành tinh giống Trái Đất nhất được phát hiện cho đến nay, có thể ấm hơn, rộng lớn hơn, và có nước trên bề mặt.