Nếu có cơ hội tới thăm bộ lạc Apatani tại Ấn Độ, chắc chắn du khách sẽ phải “trợn tròn mắt” khi chứng kiến chiếc mũi kì lạ của những người phụ nữ nơi đây. Thay vì đeo các món đồ trang sức, họ lại thực hiện kiểu làm đẹp là đi đục lỗ để nhét đồng xu vào 2 bên mũiNgay từ khi còn nhỏ, các cô bé Apatani đã được cha mẹ đục rồi nhét những đồng xu vào cánh mũi. Theo thời gian, chiếc nút cũng lớn dần theo tuổi của người phụ nữ, tạo nên hình dạng mũi trông rất kì quặcĐược biết, trước kia người Apatani hiền lành, dễ bị nơi khác xâm lược nên họ buộc phải dùng cách đó để phòng tránh kẻ thù. Về sau, tục đục mũi bỗng trở thành kiểu làm đẹp độc đáo của bộ lạc. Nhưng từ năm 1970, tục lệ này đã không còn được duy trìTại Cộng hòa Sudan hay một số bộ lạc khác trên thế giới, tạo vân trên cơ thể là một cách làm đẹp nhiều người ưa chuộng. Những đường vân rõ nét, vằn vện sẽ làm nổi bật nét đẹp thu hút của con ngườiĐể tạo ra các đường vân đẹp nhất, người "làm đẹp" phải chịu đau đớn và đổ nhiều máu. Họ dùng gai chọc vào da và lấy dao lam cắt đi. Sau khi vết thương lành, chỗ cắt sẽ tạo ra phần sẹo lồi như hình vẽ phác họa trước đóĐược biết, cách xăm mình độc đáo này được coi là một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành hay đơn giản hơn vết sẹo được coi là vẻ đẹp của bộ lạc. Chính vì thế, hầu hết mọi người nơi đây đều sở hữu những đường vân kì dị ấyBó chân là một tập tục của phụ nữ Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Phong tục này bắt nguồn từ thế kỉ X, khi quan niệm thời bấy giờ cho rằng, phụ nữ phải có một đôi chân thật bé (khoảng 9 cm) thì mới lấy được chồngCác cô bé từ 5 đến 8 tuổi, độ tuổi mà xương còn chưa định hình hoàn toàn, phải dùng vải buộc chặt 4 ngón chân trừ ngón cái để ngăn không cho xương phát triển thêm và cố định khuôn bàn chân sao cho càng nhỏ càng tốtĐôi bàn chân biến dạng hoàn toàn đã gây ra trở ngại rất lớn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các cơn đau nhức kèm theo luôn đến “hành hạ” người phụ nữTheo quan niệm xưa, việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà để đi ngoại tình. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1960, tục này đã bị nghiêm cấm.
Nếu có cơ hội tới thăm bộ lạc Apatani tại Ấn Độ, chắc chắn du khách sẽ phải “trợn tròn mắt” khi chứng kiến chiếc mũi kì lạ của những người phụ nữ nơi đây. Thay vì đeo các món đồ trang sức, họ lại thực hiện kiểu làm đẹp là đi đục lỗ để nhét đồng xu vào 2 bên mũi
Ngay từ khi còn nhỏ, các cô bé Apatani đã được cha mẹ đục rồi nhét những đồng xu vào cánh mũi. Theo thời gian, chiếc nút cũng lớn dần theo tuổi của người phụ nữ, tạo nên hình dạng mũi trông rất kì quặc
Được biết, trước kia người Apatani hiền lành, dễ bị nơi khác xâm lược nên họ buộc phải dùng cách đó để phòng tránh kẻ thù. Về sau, tục đục mũi bỗng trở thành kiểu làm đẹp độc đáo của bộ lạc. Nhưng từ năm 1970, tục lệ này đã không còn được duy trì
Tại Cộng hòa Sudan hay một số bộ lạc khác trên thế giới, tạo vân trên cơ thể là một cách làm đẹp nhiều người ưa chuộng. Những đường vân rõ nét, vằn vện sẽ làm nổi bật nét đẹp thu hút của con người
Để tạo ra các đường vân đẹp nhất, người "làm đẹp" phải chịu đau đớn và đổ nhiều máu. Họ dùng gai chọc vào da và lấy dao lam cắt đi. Sau khi vết thương lành, chỗ cắt sẽ tạo ra phần sẹo lồi như hình vẽ phác họa trước đó
Được biết, cách xăm mình độc đáo này được coi là một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành hay đơn giản hơn vết sẹo được coi là vẻ đẹp của bộ lạc. Chính vì thế, hầu hết mọi người nơi đây đều sở hữu những đường vân kì dị ấy
Bó chân là một tập tục của phụ nữ Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Phong tục này bắt nguồn từ thế kỉ X, khi quan niệm thời bấy giờ cho rằng, phụ nữ phải có một đôi chân thật bé (khoảng 9 cm) thì mới lấy được chồng
Các cô bé từ 5 đến 8 tuổi, độ tuổi mà xương còn chưa định hình hoàn toàn, phải dùng vải buộc chặt 4 ngón chân trừ ngón cái để ngăn không cho xương phát triển thêm và cố định khuôn bàn chân sao cho càng nhỏ càng tốt
Đôi bàn chân biến dạng hoàn toàn đã gây ra trở ngại rất lớn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các cơn đau nhức kèm theo luôn đến “hành hạ” người phụ nữ
Theo quan niệm xưa, việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà để đi ngoại tình. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1960, tục này đã bị nghiêm cấm.