Sau khi nhận được thông báo cứu hộ, Vườn Quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình đã cử một tổ công tác thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tới Đà Nẵng và Quảng Trị để cứu hộ, tiếp nhận số lượng lớn động vật hoang dã.Theo đó, Vườn Quốc gia Cúc Phương tiếp nhận 115 cá thể rùa thuộc 6 loài, 1 cá thể cầy vòi mốc, 2 cá thể rồng đất và 4 cá thể tê tê Java.Toàn bộ số động vật hoang dã trên đều thuộc nhóm IB và nhóm IIB. Chúng đều là các loài nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP.Theo ông Trịnh Văn Nguyên, Tổ trưởng Tổ cứu hộ, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương, 115 cá thể rùa thuộc 6 loài trên là số lượng rùa lớn nhất mà Vườn Quốc gia Cúc Phương thực hiện cứu hộ trong năm 2021 cũng như trong những ngày đầu năm 2022.Sau khi tiếp nhận, các chuyên gia kiểm tra sức khỏe của các động vật mới được cứu hộ. Kết quả kiểm tra cho thấy chúng đều có sức khỏe ổn định, không bị thương tích và không bị ép ăn những thức ăn không phù hợp.Hiện số động vật hoang dã trên được đưa về Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương để chăm sóc, phục hồi tập tính. Sau đó, chúng sẽ được thả về môi trường tự nhiên.Trong số các loài động vật được cứu hộ, cầy vòi mốc là loại ăn về đêm, ban ngày thì ngủ. Thức ăn chính chủ yếu của chúng là các loại quả có vị ngọt như chuối, mít, dứa... Cá thể trưởng thành có thể đạt cân nặng từ 8 - 9 kg.Người dân có thể nuôi cầy vòi mốc và phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước như: đăng ký thủ tục cấp giấy phép kinh doanh nuôi nhốt cá thể động vật hoang dã do Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép; khai báo đầy đủ các thông tin với hạt Kiêm Lâm địa phương khi mua, bán phải có nguồn gốc rõ ràng, có xác nhận của Kiểm Lâm nơi quản lý.Trong quá trình nuôi cầy vòi mốc, người dân phải có sổ ghi chép về số lượng cá thể tăng, giảm báo cáo với Hạt Kiểm lâm đến xác nhận vào bảng kê khai lâm sản.Theo đó, khi bán cầy vòi mốc ra thị trường, chủ hộ kinh doanh sẽ khiến khách hàng yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ khi không vi phạm các quy định của pháp luật về động vật hoang dã.Mời độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Sau khi nhận được thông báo cứu hộ, Vườn Quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình đã cử một tổ công tác thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tới Đà Nẵng và Quảng Trị để cứu hộ, tiếp nhận số lượng lớn động vật hoang dã.
Theo đó, Vườn Quốc gia Cúc Phương tiếp nhận 115 cá thể rùa thuộc 6 loài, 1 cá thể cầy vòi mốc, 2 cá thể rồng đất và 4 cá thể tê tê Java.
Toàn bộ số động vật hoang dã trên đều thuộc nhóm IB và nhóm IIB. Chúng đều là các loài nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Theo ông Trịnh Văn Nguyên, Tổ trưởng Tổ cứu hộ, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương, 115 cá thể rùa thuộc 6 loài trên là số lượng rùa lớn nhất mà Vườn Quốc gia Cúc Phương thực hiện cứu hộ trong năm 2021 cũng như trong những ngày đầu năm 2022.
Sau khi tiếp nhận, các chuyên gia kiểm tra sức khỏe của các động vật mới được cứu hộ. Kết quả kiểm tra cho thấy chúng đều có sức khỏe ổn định, không bị thương tích và không bị ép ăn những thức ăn không phù hợp.
Hiện số động vật hoang dã trên được đưa về Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương để chăm sóc, phục hồi tập tính. Sau đó, chúng sẽ được thả về môi trường tự nhiên.
Trong số các loài động vật được cứu hộ, cầy vòi mốc là loại ăn về đêm, ban ngày thì ngủ. Thức ăn chính chủ yếu của chúng là các loại quả có vị ngọt như chuối, mít, dứa... Cá thể trưởng thành có thể đạt cân nặng từ 8 - 9 kg.
Người dân có thể nuôi cầy vòi mốc và phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước như: đăng ký thủ tục cấp giấy phép kinh doanh nuôi nhốt cá thể động vật hoang dã do Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép; khai báo đầy đủ các thông tin với hạt Kiêm Lâm địa phương khi mua, bán phải có nguồn gốc rõ ràng, có xác nhận của Kiểm Lâm nơi quản lý.
Trong quá trình nuôi cầy vòi mốc, người dân phải có sổ ghi chép về số lượng cá thể tăng, giảm báo cáo với Hạt Kiểm lâm đến xác nhận vào bảng kê khai lâm sản.
Theo đó, khi bán cầy vòi mốc ra thị trường, chủ hộ kinh doanh sẽ khiến khách hàng yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ khi không vi phạm các quy định của pháp luật về động vật hoang dã.
Mời độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.