Người đàn ông trong một dịp về thăm nhà họ hàng đã vô tình phát hiện ra hòn đá vàng óng rất đặc biệt giữa 1 đống đá lớn, khi đi ngang qua con suối cạn.Khi đến gần để xem kỹ hơn, ông nhận thấy rằng hòn đá này có bề mặt gồm nhiều lỗ nhỏ, bên trong dường như có chứa chất lỏng nhưng nó lại rất cứng.Nếu đem nó ra ánh sáng mặt trời có thể thấy hòn đá như trong suốt. Vì quá tò mò không biết đây là đá gì nên ông đã bỏ vào túi rồi đem về thành phố.Sau đó, ông tìm đến một chuyên gia để giải đáp thắc mắc của mình. Nào ngờ, chuyên gia sau khi làm 1 số thí nghiệm phân tích kỹ lưỡng đã xác nhận hòn đá mà ông nhặt được là thiên thạch thủy tinh.Thiên thạch thủy tinh còn gọi là đá thiên thạch Tektite. Đây là loại đá quý có nguồn gốc từ vũ trụ. Tektite không thực sự là một loại đá quý – nó là một dạng thủy tinh tự nhiên (giống như đá obsidian) do nhiệt tạo ra.Tuy nhiên, thay vì nhiệt từ núi lửa như Đá núi lửa Obsidian, nhiệt tạo ra Tektite đến từ ma sát trong khí quyển, vì vậy Tektite được gọi với cái tên là đá thiên thạch.Đá Thiên thạch Tektite thường bị nhầm với đá núi lửa Obsidian, do sự giống nhau về ngoại hình của chúng. Yếu tố chính phân biệt hai loại này là do Tektite thiếu nước trong thành phần hóa học của nó. Điều này là do nhiệt độ cực cao hình thành Tektite trong một vụ va chạm giữa thiên thạch với Trái đất.Theo các nhà khoa học, Tektite được hình thành từ 1 vụ nổ thiên thạch va chạm với Trái Đất. Nhiệt độ đẩy lên cao, làm lớp đất bề mặt bốc hơi, bay vào không gian.Chúng nguội dần và bị đẩy trở lại Trái Đất khi va đập phải tiểu hành tinh, sao chổi trong bầu khí quyển. Tektite được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm vùng Nam – Bắc Mỹ, châu Phi, các nước Đông Nam Á, châu Úc.Các nhà khoa học đã chia 4 khu vực tìm thấy đá thiên thạch Tektite trên thế giới. Ở mỗi nơi, người ta lại có cách gọi riêng cho loại đá thiên thạch này. Tại Úc: đá Australite (nằm ở châu Úc), Indochinite, Philippinite (nằm ở Philippin).Đá Tektite tại khu vực này thường có màu đen tối. Khu vực Bờ Biển Ngà: đá Ivorite (nằm ở Bờ Biển Ngà) có màu đen. Khu vực Bắc Mỹ: đá Bediasites (nằm ở Texas) có nâu sẫm đến đen, Georgiaites (nằm ở Georgia) có màu xanh lục hơi ngả vàng. Khu vực Trung Âu: đá Moldavite (nằm ở Séc) có màu xanh lá cây.Vị chuyên gia này cũng tiết lộ, khối thiên thạch thủy tinh này có giá trị ít nhất là 100.000 NDT (hơn 350 triệu VND). Sau khi nghe xong, người đàn ông đã vô cùng vui mừng vì không ngờ bản thân lại may mắn đến vậy.Mời các bạn xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THĐT
Người đàn ông trong một dịp về thăm nhà họ hàng đã vô tình phát hiện ra hòn đá vàng óng rất đặc biệt giữa 1 đống đá lớn, khi đi ngang qua con suối cạn.
Khi đến gần để xem kỹ hơn, ông nhận thấy rằng hòn đá này có bề mặt gồm nhiều lỗ nhỏ, bên trong dường như có chứa chất lỏng nhưng nó lại rất cứng.
Nếu đem nó ra ánh sáng mặt trời có thể thấy hòn đá như trong suốt. Vì quá tò mò không biết đây là đá gì nên ông đã bỏ vào túi rồi đem về thành phố.
Sau đó, ông tìm đến một chuyên gia để giải đáp thắc mắc của mình. Nào ngờ, chuyên gia sau khi làm 1 số thí nghiệm phân tích kỹ lưỡng đã xác nhận hòn đá mà ông nhặt được là thiên thạch thủy tinh.
Thiên thạch thủy tinh còn gọi là đá thiên thạch Tektite. Đây là loại đá quý có nguồn gốc từ vũ trụ. Tektite không thực sự là một loại đá quý – nó là một dạng thủy tinh tự nhiên (giống như đá obsidian) do nhiệt tạo ra.
Tuy nhiên, thay vì nhiệt từ núi lửa như Đá núi lửa Obsidian, nhiệt tạo ra Tektite đến từ ma sát trong khí quyển, vì vậy Tektite được gọi với cái tên là đá thiên thạch.
Đá Thiên thạch Tektite thường bị nhầm với đá núi lửa Obsidian, do sự giống nhau về ngoại hình của chúng. Yếu tố chính phân biệt hai loại này là do Tektite thiếu nước trong thành phần hóa học của nó. Điều này là do nhiệt độ cực cao hình thành Tektite trong một vụ va chạm giữa thiên thạch với Trái đất.
Theo các nhà khoa học, Tektite được hình thành từ 1 vụ nổ thiên thạch va chạm với Trái Đất. Nhiệt độ đẩy lên cao, làm lớp đất bề mặt bốc hơi, bay vào không gian.
Chúng nguội dần và bị đẩy trở lại Trái Đất khi va đập phải tiểu hành tinh, sao chổi trong bầu khí quyển. Tektite được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm vùng Nam – Bắc Mỹ, châu Phi, các nước Đông Nam Á, châu Úc.
Các nhà khoa học đã chia 4 khu vực tìm thấy đá thiên thạch Tektite trên thế giới. Ở mỗi nơi, người ta lại có cách gọi riêng cho loại đá thiên thạch này. Tại Úc: đá Australite (nằm ở châu Úc), Indochinite, Philippinite (nằm ở Philippin).
Đá Tektite tại khu vực này thường có màu đen tối. Khu vực Bờ Biển Ngà: đá Ivorite (nằm ở Bờ Biển Ngà) có màu đen. Khu vực Bắc Mỹ: đá Bediasites (nằm ở Texas) có nâu sẫm đến đen, Georgiaites (nằm ở Georgia) có màu xanh lục hơi ngả vàng. Khu vực Trung Âu: đá Moldavite (nằm ở Séc) có màu xanh lá cây.
Vị chuyên gia này cũng tiết lộ, khối thiên thạch thủy tinh này có giá trị ít nhất là 100.000 NDT (hơn 350 triệu VND). Sau khi nghe xong, người đàn ông đã vô cùng vui mừng vì không ngờ bản thân lại may mắn đến vậy.