Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 1 - 10 năm nay cao hơn khoảng 1,2 độ C so với nền nhiệt giai đoạn năm 1850 - 1900.Theo đó, năm 2020 sẽ là năm nóng thứ hai sau năm 2016 và nóng hơn cả năm 2019, tính từ năm 1850. Điều đáng lo ngại là năm 2020 nóng bất thường bất chấp tác động của hiện tượng La Nina.La Nina là hiện tượng khí hậu lặp đi lặp lại, thường diễn ra vào tháng 8 và mạnh lên trong tháng 10, làm mát nhiệt độ bề mặt biển dưới mức bình thường ở Thái Bình Dương gây ra bởi những thay đổi về gió, áp suất không khí và lượng mưa.Mặc dù La Nina chỉ gây tác động ở khu vực Thái Bình Dương nhưng nó có tác dụng làm giảm nhiệt độ trên toàn bộ Trái đất.Báo cáo cho biết năm 2020 đã ghi nhận nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và mưa bão. Nhiệt độ nước biển tăng lên các mức cao kỷ lục, với hơn 80% các đại dương trên toàn cầu trải qua các đợt sóng nhiệt biển.Cũng trong báo cáo công bố ngày 2/12, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các di sản thiên nhiên của thế giới được Liên hợp quốc công nhận như sông băng, rạn san hô, vùng đầm lầy.Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Australia đã phải hứng chịu mùa cháy rừng tồi tệ nhất được ghi nhận từ trước tới nay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khủng hoảng khí hậu đã khiến khả năng xảy ra các đám cháy cao hơn ít nhất 30%. Theo Quốc hội Australia, ít nhất 33 người và khoảng 1 tỷ động vật đã chết trong đám cháy. Hàng trăm người khác thiệt mạng do hít phải khói cháy rừng.Bên cạnh đó, nhiệt độ ở các đại dương trên toàn cầu cũng tiếp tục ấm lên. Bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái đất, các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt lượng của thế giới. Theo báo cáo của WMO, hơn 80% đại dương toàn cầu đã trải qua một đợt nắng nóng trên biển vào một thời điểm nào đó trong năm 2020.Bắc Cực là khu vực đang trải qua "những thay đổi mạnh mẽ" khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Vào tháng 9, lượng băng ở Bắc Cực đã giảm xuống mức thấp thứ 2 kể từ kỷ lục vào năm 1978. Theo báo cáo, băng ở Greenland tiếp tục mất đi mặc dù với tốc độ chậm hơn so với năm 2019.Ít nhất 100 người đã thiệt mạng vào tháng 11/2020 khi cơn bão nhiệt đới Eta đổ bộ vào Trung Mỹ. Bão Iota càn quét qua Nicaragua khoảng 3 tuần sau đó, được coi là cơn bão mạnh nhất năm 2020 ở Đại Tây Dương và mạnh nhất từng đổ bộ vào nước này.Ở Mỹ, cơn bão Laura đã khiến ít nhất 27 người chết trong tháng 8. Tại Philippines, hàng chục người đã chết khi 2 cơn bão liền nhau đổ bộ trong vòng 10 ngày vào tháng 11.Sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra chưa hề có dấu hiệu suy giảm. Năm 2015, các quốc gia đã ký Thỏa thuận chung Paris về hạn chế khí thải, nỗ lực ngăn chặn nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp nhưng mục tiêu đó đến nay vẫn còn là một điều xa vời.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 1 - 10 năm nay cao hơn khoảng 1,2 độ C so với nền nhiệt giai đoạn năm 1850 - 1900.
Theo đó, năm 2020 sẽ là năm nóng thứ hai sau năm 2016 và nóng hơn cả năm 2019, tính từ năm 1850. Điều đáng lo ngại là năm 2020 nóng bất thường bất chấp tác động của hiện tượng La Nina.
La Nina là hiện tượng khí hậu lặp đi lặp lại, thường diễn ra vào tháng 8 và mạnh lên trong tháng 10, làm mát nhiệt độ bề mặt biển dưới mức bình thường ở Thái Bình Dương gây ra bởi những thay đổi về gió, áp suất không khí và lượng mưa.
Mặc dù La Nina chỉ gây tác động ở khu vực Thái Bình Dương nhưng nó có tác dụng làm giảm nhiệt độ trên toàn bộ Trái đất.
Báo cáo cho biết năm 2020 đã ghi nhận nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và mưa bão. Nhiệt độ nước biển tăng lên các mức cao kỷ lục, với hơn 80% các đại dương trên toàn cầu trải qua các đợt sóng nhiệt biển.
Cũng trong báo cáo công bố ngày 2/12, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các di sản thiên nhiên của thế giới được Liên hợp quốc công nhận như sông băng, rạn san hô, vùng đầm lầy.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Australia đã phải hứng chịu mùa cháy rừng tồi tệ nhất được ghi nhận từ trước tới nay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khủng hoảng khí hậu đã khiến khả năng xảy ra các đám cháy cao hơn ít nhất 30%. Theo Quốc hội Australia, ít nhất 33 người và khoảng 1 tỷ động vật đã chết trong đám cháy. Hàng trăm người khác thiệt mạng do hít phải khói cháy rừng.
Bên cạnh đó, nhiệt độ ở các đại dương trên toàn cầu cũng tiếp tục ấm lên. Bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái đất, các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt lượng của thế giới. Theo báo cáo của WMO, hơn 80% đại dương toàn cầu đã trải qua một đợt nắng nóng trên biển vào một thời điểm nào đó trong năm 2020.
Bắc Cực là khu vực đang trải qua "những thay đổi mạnh mẽ" khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Vào tháng 9, lượng băng ở Bắc Cực đã giảm xuống mức thấp thứ 2 kể từ kỷ lục vào năm 1978. Theo báo cáo, băng ở Greenland tiếp tục mất đi mặc dù với tốc độ chậm hơn so với năm 2019.
Ít nhất 100 người đã thiệt mạng vào tháng 11/2020 khi cơn bão nhiệt đới Eta đổ bộ vào Trung Mỹ. Bão Iota càn quét qua Nicaragua khoảng 3 tuần sau đó, được coi là cơn bão mạnh nhất năm 2020 ở Đại Tây Dương và mạnh nhất từng đổ bộ vào nước này.
Ở Mỹ, cơn bão Laura đã khiến ít nhất 27 người chết trong tháng 8. Tại Philippines, hàng chục người đã chết khi 2 cơn bão liền nhau đổ bộ trong vòng 10 ngày vào tháng 11.
Sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra chưa hề có dấu hiệu suy giảm. Năm 2015, các quốc gia đã ký Thỏa thuận chung Paris về hạn chế khí thải, nỗ lực ngăn chặn nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp nhưng mục tiêu đó đến nay vẫn còn là một điều xa vời.