Một nghiên cứu của nhà vật lý Claudio Grimaldi và đồng nghiệp tại Đại học Bách khoa Liên bang Lausanne (Thụy Sĩ) đã cho thấy những tín hiệu từ một nền văn minh ngoài hành tinh đến được với chúng ta, nguy cơ rất lớn là lúc đó họ đã biến mất.Nguyên nhân là vì, họ đã tính toán được phạm vi trong vũ trụ có thể tồn tại tín hiệu của một nền văn minh khác. Nhóm nghiên cứu lập luận rằng quãng thời gian để ánh sáng có thể đi khắp vũ trụ là 100.000 năm.Nếu nền văn minh đó tồn tại ít hơn thế, cơ hội để những tín hiệu của họ đến được Trái đất khi họ vẫn còn là cực kỳ nhỏ bé. Bởi những nền văn minh có công nghệ phát triển sinh ra và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định.Khi ta ném đá xuống mặt hồ, những con sóng vẫn tiếp tục lan xa trong khi tâm chấn đã lặng. Tương tự, một nền văn minh biến mất và ngừng truyền tín hiệu, những tín hiệu cũ vẫn tiếp tục truyền đi trong không gian.Một phần của ngân hà chứa đầy những tín hiệu "ma" như thế. Nhân loại chỉ mới phát sóng phát thanh vào vũ trụ được 80 năm, tức tín hiệu của chúng ta thậm chí chỉ lan đến 0,001% của dải ngân hà.Ông Grimaldi lấy ví dụ rằng nếu một nền văn minh truyền đi tín hiệu từ đầu còn lại của dải ngân hà thì khi nó đến Trái đất, "nền văn minh đó đã biến mất".Nhóm nghiên cứu đã tính được rằng: trung bình số tín hiệu ngoài hành tinh đến Trái đất ở một thời điểm nhất định sẽ bằng số nền văn minh có tín hiệu đang truyền đi.Tính toán này được chứng minh là đúng, ngay cả khi những nền văn minh đó không đang phát tín hiệu.Tại sao Trái Đất chưa từng được người ngoài hành tinh đến thăm? Đây là câu hỏi quen thuộc, nhưng đã khiến các nhà khoa học bối rối và tranh cãi trong suốt nhiều thập kỷ.Thế nhưng, có 2 nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải thích mà đến nay được xem là khả dĩ nhất, nhưng cũng không kém phần lo ngại, đó là: Các nền văn minh tiên tiến có thể đã trì hoãn có chủ đích, hoặc tiến tới diệt vong trước khi có cơ hội gặp được nhau.Giả thuyết mới cho rằng khi các nền văn minh trong vũ trụ phát triển tới một quy mô nhất định, họ đều không tránh khỏi một kết cục, đó là rơi vào "điểm khủng hoảng", nơi mà sự đổi mới không còn theo kịp nhu cầu về năng lượng. Và điều xảy đến tiếp theo là sự sụp đổ, diệt vong.Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng gợi ý của họ chỉ đơn giản là một giả thuyết, được lấy cảm hứng từ việc quan sát các quy luật dường như chi phối sự sống trên Trái Đất, và được đưa ra để tranh luận.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Một nghiên cứu của nhà vật lý Claudio Grimaldi và đồng nghiệp tại Đại học Bách khoa Liên bang Lausanne (Thụy Sĩ) đã cho thấy những tín hiệu từ một nền văn minh ngoài hành tinh đến được với chúng ta, nguy cơ rất lớn là lúc đó họ đã biến mất.
Nguyên nhân là vì, họ đã tính toán được phạm vi trong vũ trụ có thể tồn tại tín hiệu của một nền văn minh khác. Nhóm nghiên cứu lập luận rằng quãng thời gian để ánh sáng có thể đi khắp vũ trụ là 100.000 năm.
Nếu nền văn minh đó tồn tại ít hơn thế, cơ hội để những tín hiệu của họ đến được Trái đất khi họ vẫn còn là cực kỳ nhỏ bé. Bởi những nền văn minh có công nghệ phát triển sinh ra và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi ta ném đá xuống mặt hồ, những con sóng vẫn tiếp tục lan xa trong khi tâm chấn đã lặng. Tương tự, một nền văn minh biến mất và ngừng truyền tín hiệu, những tín hiệu cũ vẫn tiếp tục truyền đi trong không gian.
Một phần của ngân hà chứa đầy những tín hiệu "ma" như thế. Nhân loại chỉ mới phát sóng phát thanh vào vũ trụ được 80 năm, tức tín hiệu của chúng ta thậm chí chỉ lan đến 0,001% của dải ngân hà.
Ông Grimaldi lấy ví dụ rằng nếu một nền văn minh truyền đi tín hiệu từ đầu còn lại của dải ngân hà thì khi nó đến Trái đất, "nền văn minh đó đã biến mất".
Nhóm nghiên cứu đã tính được rằng: trung bình số tín hiệu ngoài hành tinh đến Trái đất ở một thời điểm nhất định sẽ bằng số nền văn minh có tín hiệu đang truyền đi.
Tính toán này được chứng minh là đúng, ngay cả khi những nền văn minh đó không đang phát tín hiệu.
Tại sao Trái Đất chưa từng được người ngoài hành tinh đến thăm? Đây là câu hỏi quen thuộc, nhưng đã khiến các nhà khoa học bối rối và tranh cãi trong suốt nhiều thập kỷ.
Thế nhưng, có 2 nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải thích mà đến nay được xem là khả dĩ nhất, nhưng cũng không kém phần lo ngại, đó là: Các nền văn minh tiên tiến có thể đã trì hoãn có chủ đích, hoặc tiến tới diệt vong trước khi có cơ hội gặp được nhau.
Giả thuyết mới cho rằng khi các nền văn minh trong vũ trụ phát triển tới một quy mô nhất định, họ đều không tránh khỏi một kết cục, đó là rơi vào "điểm khủng hoảng", nơi mà sự đổi mới không còn theo kịp nhu cầu về năng lượng. Và điều xảy đến tiếp theo là sự sụp đổ, diệt vong.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng gợi ý của họ chỉ đơn giản là một giả thuyết, được lấy cảm hứng từ việc quan sát các quy luật dường như chi phối sự sống trên Trái Đất, và được đưa ra để tranh luận.