Duma Quốc gia (hạ viện Nga) đang nghiên cứu về khoản tiền phạt từ 135 đến 13.500 USD với các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ Internet vệ tinh của phương Tây.Dự luật cấm truy cập mạng thông qua Starlink của SpaceX, OneWeb hoặc các dịch vụ tương tự không do Nga phát triển.Duma cho rằng việc truy cập như vậy sẽ vượt qua hệ thống giám sát sử dụng Internet và mạng di động của nước này.Các nghị sĩ Duma khẳng định rằng khả năng sử dụng Internet vệ tinh sẽ khiến các cơ quan chức năng khó kiểm duyệt thông tin lan truyền trên Internet.Dự luật này nằm trong nỗ lực kiểm soát chặt chẽ của Nga đối với các loại hình truyền thông hiện đại với mục tiêu cuối cùng là tất cả lưu lượng truy cập Internet của Nga phải được quản lý bởi một nhà mạng trong nước.Không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Nga cứng rắn thực hiện các bước chặn dịch vụ của Starlink. Trước đây, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), ông Dmitry Rogozin đã chỉ đích danh SpaceX là đối thủ chính trong lĩnh vực du hành vũ trụ của nước này.Rogozin cho rằng cả NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ trợ cấp cho SpaceX thông qua các hợp đồng của chính phủ. Gần đây ông cáo buộc Starlink không chỉ là dịch vụ cung cấp Internet thông thường mà còn có mối liên hệ với lực lượng đặc biệt của Mỹ.Dịch vụ Internet vệ tinh của Anh, OneWeb, cũng bị Nga liệt vào danh sách cấm, trong khi công ty này hầu hết đều sử dụng tên lửa Soyuz của Nga để phóng vệ tinh lên quỹ đạo. OneWeb là khách hàng chủ yếu của các sân bay vũ trụ ở Baikonur (Kazahkstan) và Vostochny (Nga) trong thời gian gần đâyKhông chịu thua kém các đối thủ phương Tây, Nga đang lên kế hoạch phát triển Internet vệ tinh của riêng mình mang tên "Sphere".Chùm vệ tinh Internet của Nga có thể bắt đầu ra mắt vào năm 2024. Ngân sách dành cho phát triển chương trình Sphere chưa được xác nhận, nhưng một số báo cáo cho rằng nó có thể lên tới 20 tỷ USD. Con số này vượt xa số tiền 2,4 tỷ USD Nga chi cho Roscosmos mỗi năm.Vào tháng 8/2020, công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk thử nghiệm thành công hệ thống Starlink gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ được phóng hàng loạt lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất để cung cấp kết nối Internet.
Duma Quốc gia (hạ viện Nga) đang nghiên cứu về khoản tiền phạt từ 135 đến 13.500 USD với các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ Internet vệ tinh của phương Tây.
Dự luật cấm truy cập mạng thông qua Starlink của SpaceX, OneWeb hoặc các dịch vụ tương tự không do Nga phát triển.
Duma cho rằng việc truy cập như vậy sẽ vượt qua hệ thống giám sát sử dụng Internet và mạng di động của nước này.
Các nghị sĩ Duma khẳng định rằng khả năng sử dụng Internet vệ tinh sẽ khiến các cơ quan chức năng khó kiểm duyệt thông tin lan truyền trên Internet.
Dự luật này nằm trong nỗ lực kiểm soát chặt chẽ của Nga đối với các loại hình truyền thông hiện đại với mục tiêu cuối cùng là tất cả lưu lượng truy cập Internet của Nga phải được quản lý bởi một nhà mạng trong nước.
Không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Nga cứng rắn thực hiện các bước chặn dịch vụ của Starlink. Trước đây, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), ông Dmitry Rogozin đã chỉ đích danh SpaceX là đối thủ chính trong lĩnh vực du hành vũ trụ của nước này.
Rogozin cho rằng cả NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ trợ cấp cho SpaceX thông qua các hợp đồng của chính phủ. Gần đây ông cáo buộc Starlink không chỉ là dịch vụ cung cấp Internet thông thường mà còn có mối liên hệ với lực lượng đặc biệt của Mỹ.
Dịch vụ Internet vệ tinh của Anh, OneWeb, cũng bị Nga liệt vào danh sách cấm, trong khi công ty này hầu hết đều sử dụng tên lửa Soyuz của Nga để phóng vệ tinh lên quỹ đạo. OneWeb là khách hàng chủ yếu của các sân bay vũ trụ ở Baikonur (Kazahkstan) và Vostochny (Nga) trong thời gian gần đây
Không chịu thua kém các đối thủ phương Tây, Nga đang lên kế hoạch phát triển Internet vệ tinh của riêng mình mang tên "Sphere".
Chùm vệ tinh Internet của Nga có thể bắt đầu ra mắt vào năm 2024. Ngân sách dành cho phát triển chương trình Sphere chưa được xác nhận, nhưng một số báo cáo cho rằng nó có thể lên tới 20 tỷ USD. Con số này vượt xa số tiền 2,4 tỷ USD Nga chi cho Roscosmos mỗi năm.
Vào tháng 8/2020, công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk thử nghiệm thành công hệ thống Starlink gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ được phóng hàng loạt lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất để cung cấp kết nối Internet.