Cách đây hàng ngàn năm, Ai Cập cổ đại đã xây dựng nhiều kim tự tháp kỳ vĩ. Các pharaoh đã huy động nguồn nhân lực "khủng" và mất nhiều thời gian, tiền bạc để hoàn thành kim tự tháp làm lăng mộ cho bản thân.Trong số này, những kim tự tháp hàng ngàn năm tuổi ở Giza tồn tại đến ngày nay trở thành minh chứng rõ ràng nhất về trí tuệ, tài hoa và sự khéo léo của người Ai Cập cổ đại.Nhiều chuyên gia, nhà khoa học Ai Cập và quốc tế đã dành nhiều năm nghiên cứu nhằm giải mã những bí mật về kim tự tháp.Giáo sư Salima Ikram của Đại học Mỹ tại Cairo là một trong những nhà khoa học dành nhiều thời gian nghiên cứu các kim tự tháp của người Ai Cập thời cổ đại.Theo đó, ông Salima từng tận mắt nhìn thấy mê cung đường hầm nằm dưới lòng đất bên dưới kim tự tháp. Khi những kẻ trộm đặt chân đến đường hầm, chúng sẽ ngỡ rằng đã đến đúng nơi để tìm kiếm kho báu đồ tùy táng.Thế nhưng, trên thực tế đây là cạm bẫy, người Ai Cập cổ đại cố tình xây đường hầm dưới lòng đất để đánh lừa kẻ trộm.Dù đi đến cuối những đường hầm này thì kẻ trộm cũng không tìm được báu vật nào.Thậm chí, người Ai Cập còn xây một số cánh cửa giả không dẫn tới bất cứ không gian ẩn nào bên trong kim tự tháp.Người xưa còn cố tình đặt các bình chứa nội tạng gần cánh cửa đó khiến kẻ trộm tin rằng không gian phía sau là nơi đặt xác ướp pharaoh và các đồ tùy táng giá trị.Lúc này, kẻ trộm sẽ cố gắng phá cánh cửa giả để vào bên trong nhưng cuối cùng không tìm thấy bất cứ thứ gì.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hành lang ngầm bên trong đại kim tự tháp Giza.
Cách đây hàng ngàn năm, Ai Cập cổ đại đã xây dựng nhiều kim tự tháp kỳ vĩ. Các pharaoh đã huy động nguồn nhân lực "khủng" và mất nhiều thời gian, tiền bạc để hoàn thành kim tự tháp làm lăng mộ cho bản thân.
Trong số này, những kim tự tháp hàng ngàn năm tuổi ở Giza tồn tại đến ngày nay trở thành minh chứng rõ ràng nhất về trí tuệ, tài hoa và sự khéo léo của người Ai Cập cổ đại.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học Ai Cập và quốc tế đã dành nhiều năm nghiên cứu nhằm giải mã những bí mật về kim tự tháp.
Giáo sư Salima Ikram của Đại học Mỹ tại Cairo là một trong những nhà khoa học dành nhiều thời gian nghiên cứu các kim tự tháp của người Ai Cập thời cổ đại.
Theo đó, ông Salima từng tận mắt nhìn thấy mê cung đường hầm nằm dưới lòng đất bên dưới kim tự tháp. Khi những kẻ trộm đặt chân đến đường hầm, chúng sẽ ngỡ rằng đã đến đúng nơi để tìm kiếm kho báu đồ tùy táng.
Thế nhưng, trên thực tế đây là cạm bẫy, người Ai Cập cổ đại cố tình xây đường hầm dưới lòng đất để đánh lừa kẻ trộm.
Dù đi đến cuối những đường hầm này thì kẻ trộm cũng không tìm được báu vật nào.
Thậm chí, người Ai Cập còn xây một số cánh cửa giả không dẫn tới bất cứ không gian ẩn nào bên trong kim tự tháp.
Người xưa còn cố tình đặt các bình chứa nội tạng gần cánh cửa đó khiến kẻ trộm tin rằng không gian phía sau là nơi đặt xác ướp pharaoh và các đồ tùy táng giá trị.
Lúc này, kẻ trộm sẽ cố gắng phá cánh cửa giả để vào bên trong nhưng cuối cùng không tìm thấy bất cứ thứ gì.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hành lang ngầm bên trong đại kim tự tháp Giza.