Tuy rất được giới công nghệ trông đợi nhưng so với những đối thủ, iPhone 12 vẫn còn một chút gì đó lỗi thời. Đó cũng là lý do tại sao Louis Berge, nhà thiết kế yêu thích các sản phẩm cộp-mác “nhà Táo”, đã tạo nên một bản dựng iPhone “thiên biến vạn hoá” cực kỳ ảo diệu mà Apple có thể mang lên thế hệ iPhone tương lai của mình. (Ảnh: Louis Berger)Chiếc iPhone này mang tên Mosaic, được nhà thiết kế Louis Berge lấy ý tưởng từ một việc biến camera của smartphone có thể hoạt động như một thiết bị riêng biệt hoàn toàn. (Ảnh: Louis Berger)Mosaic có thể hoạt động độc lập, ngay cả khi tách rời khỏi điện thoại, tương tự như Project Ara - dự án hứa hẹn sẽ mang đến chiếc smartphone mà người dùng có thể thay đổi cấu hình như máy tính, của Google. Ví dụ, bạn muốn camera tốt hơn? Chỉ việc tháo camera cũ ra và gắn camera mới vào,… Tuy nhiên, Google đã khai tử Project Ara vào năm 2016 vì những hạn chế công nghệ. (Ảnh: Louis Berger)Với mô-đun camera tháo rời này, người dùng có thể gắn nó vào điện thoại và sử dụng nó với thiết bị hoặc như là camera hành trình kiểu như GoPro. (Ảnh: Louis Berger)Chiếc iPhone “thiên biến vạn hoá” này đi kèm ba ống kính camera phía sau, kết hợp cảm biến ToF, micro và màn hình nhỏ để thông báo hoặc hiển thị cửa sổ xem trước, cũng như đồng hồ đếm ngược cho máy ảnh. (Ảnh: Louis Berger)Người dùng thậm chí có thể biến nó thành dây đeo quanh cổ hoặc cổ tay, và biến nó thành một công cụ theo dõi tập luyện hoặc theo dõi khóa Bluetooth. (Ảnh: Louis Berger)Chỉ cần thêm dây đồng hồ, chiếc iPhone sẽ nhanh chóng “biến hình” thành smartwatch. Chưa kể, người dùng cũng có thể sử dụng chiếc iPhone này để ghi hình, bộ đàm,… giống như cảnh sát khi đeo máy quay bằng cách gắn vào clip trên áo. (Ảnh: Louis Berger)Chiếc iPhone này cũng có các nút âm lượng riêng nhưng không có bất kỳ cổng kết nối nào, vì vậy việc điều khiển sẽ được thực hiện thông qua smartphone. (Ảnh: Louis Berger)Dẫu vậy, đây cũng mới chỉ là ý tưởng. Thực tế, để tạo ra một chiếc iPhone Mosaic sẽ rất cần nhiều thời gian và công sức, cũng như những khó khăn do hạn chế về công nghệ ở thời điểm hiện tại. (Ảnh: Louis Berger)
Tuy rất được giới công nghệ trông đợi nhưng so với những đối thủ, iPhone 12 vẫn còn một chút gì đó lỗi thời. Đó cũng là lý do tại sao Louis Berge, nhà thiết kế yêu thích các sản phẩm cộp-mác “nhà Táo”, đã tạo nên một bản dựng iPhone “thiên biến vạn hoá” cực kỳ ảo diệu mà Apple có thể mang lên thế hệ iPhone tương lai của mình. (Ảnh: Louis Berger)
Chiếc iPhone này mang tên Mosaic, được nhà thiết kế Louis Berge lấy ý tưởng từ một việc biến camera của smartphone có thể hoạt động như một thiết bị riêng biệt hoàn toàn. (Ảnh: Louis Berger)
Mosaic có thể hoạt động độc lập, ngay cả khi tách rời khỏi điện thoại, tương tự như Project Ara - dự án hứa hẹn sẽ mang đến chiếc smartphone mà người dùng có thể thay đổi cấu hình như máy tính, của Google. Ví dụ, bạn muốn camera tốt hơn? Chỉ việc tháo camera cũ ra và gắn camera mới vào,… Tuy nhiên, Google đã khai tử Project Ara vào năm 2016 vì những hạn chế công nghệ. (Ảnh: Louis Berger)
Với mô-đun camera tháo rời này, người dùng có thể gắn nó vào điện thoại và sử dụng nó với thiết bị hoặc như là camera hành trình kiểu như GoPro. (Ảnh: Louis Berger)
Chiếc iPhone “thiên biến vạn hoá” này đi kèm ba ống kính camera phía sau, kết hợp cảm biến ToF, micro và màn hình nhỏ để thông báo hoặc hiển thị cửa sổ xem trước, cũng như đồng hồ đếm ngược cho máy ảnh. (Ảnh: Louis Berger)
Người dùng thậm chí có thể biến nó thành dây đeo quanh cổ hoặc cổ tay, và biến nó thành một công cụ theo dõi tập luyện hoặc theo dõi khóa Bluetooth. (Ảnh: Louis Berger)
Chỉ cần thêm dây đồng hồ, chiếc iPhone sẽ nhanh chóng “biến hình” thành smartwatch. Chưa kể, người dùng cũng có thể sử dụng chiếc iPhone này để ghi hình, bộ đàm,… giống như cảnh sát khi đeo máy quay bằng cách gắn vào clip trên áo. (Ảnh: Louis Berger)
Chiếc iPhone này cũng có các nút âm lượng riêng nhưng không có bất kỳ cổng kết nối nào, vì vậy việc điều khiển sẽ được thực hiện thông qua smartphone. (Ảnh: Louis Berger)
Dẫu vậy, đây cũng mới chỉ là ý tưởng. Thực tế, để tạo ra một chiếc iPhone Mosaic sẽ rất cần nhiều thời gian và công sức, cũng như những khó khăn do hạn chế về công nghệ ở thời điểm hiện tại. (Ảnh: Louis Berger)