Nghiên cứu mới cho thấy, một khu vực của sao Diêm Vương được hình thành từ sự phun trào của núi lửa băng, cũng là hiện tượng duy nhất trên hành tinh lùn và trong hệ mặt trời.NASA đã chụp những bức ảnh chi tiết về bề mặt của Sao Diêm Vương, một hành tinh lùn và là vật thể lớn nhất trong Vành đai Kuiper. Giờ đây, một phân tích mới kiểm tra hình ảnh của một khu vực có chứa hai gò đất khổng lồ mà các nhà khoa học đã đề xuất chính là núi lửa băng.Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bề mặt xung quanh những gò đất này có khả năng được hình thành, do hoạt động khá gần đây của các núi lửa băng, hay còn gọi là cryovolcanoes.Phát hiện này làm dấy lên khả năng rằng, những ngọn núi lửa này có thể vẫn đang hoạt động và có chứa chất lỏng nhiệt, hoặc thứ gì đó tương tự đang chảy hoặc đã chảy gần đây bên dưới bề mặt của Sao Diêm Vương.Hoạt động này cũng có nghĩa là có khả năng có nhiều nhiệt hơn bên trong Sao Diêm Vương hơn các nhà khoa học nghĩ trước đây. Với các nghiên cứu khác gần đây, các nhà khoa học cho biết công trình của họ đồng cho thấy có thể làm tăng khả năng tồn tại sự sống dưới bề mặt sao Diêm Vương.Các nhà nghiên cứu đã phân tích các bức ảnh chụp một khu vực được thống trị bởi hai gò đất lớn, được gọi là Wright Mons và Piccard Mons. Wright Mons là cao từ 4 đến 5 km và rộng khoảng 150 km, trong khi Piccard Mons cao khoảng 4 7 km và rộng 250 km.Hai gò đất này bị nghi ngờ chính là ngọn núi lửa băng, bởi cũng có những chỗ trũng cực kỳ sâu ở đỉnh của chúng chứa rất nhiều băng giá. Nhiều bộ phận cấu trúc địa chất xung quanh của khu vực này còn có biểu hiện bất thường, sần sùi hoặc dạng những gò tròn nhấp nhô. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những gò đất nhỏ hơn này hình thành dưới tác động của địa chấn do núi lửa băng hoạt động.Kelsi Singer, một nhà khoa học hành tinh tại Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado và là tác giả chính của nghiên cứu này nói với Space.com: “Không có khu vực nào khác trên Sao Diêm Vương trông giống khu vực này. Và nó hoàn toàn độc nhất trong hệ mặt trời".Không giống như các khu vực khác của Sao Diêm Vương, khu vực này có ít hoặc không có hố va chạm, cho thấy bề mặt được hình thành tương đối gần đây trong thời gian luân chuyển địa chất. Căn cứ vào việc thiếu các miệng núi lửa, khu vực này có thể không già hơn một hoặc hai tỷ năm tuổi, với một số khu vực có thể ít hơn 200 triệu năm tuổi, Singer nói.
Nghiên cứu mới cho thấy, một khu vực của sao Diêm Vương được hình thành từ sự phun trào của núi lửa băng, cũng là hiện tượng duy nhất trên hành tinh lùn và trong hệ mặt trời.
NASA đã chụp những bức ảnh chi tiết về bề mặt của Sao Diêm Vương, một hành tinh lùn và là vật thể lớn nhất trong Vành đai Kuiper. Giờ đây, một phân tích mới kiểm tra hình ảnh của một khu vực có chứa hai gò đất khổng lồ mà các nhà khoa học đã đề xuất chính là núi lửa băng.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bề mặt xung quanh những gò đất này có khả năng được hình thành, do hoạt động khá gần đây của các núi lửa băng, hay còn gọi là cryovolcanoes.
Phát hiện này làm dấy lên khả năng rằng, những ngọn núi lửa này có thể vẫn đang hoạt động và có chứa chất lỏng nhiệt, hoặc thứ gì đó tương tự đang chảy hoặc đã chảy gần đây bên dưới bề mặt của Sao Diêm Vương.
Hoạt động này cũng có nghĩa là có khả năng có nhiều nhiệt hơn bên trong Sao Diêm Vương hơn các nhà khoa học nghĩ trước đây. Với các nghiên cứu khác gần đây, các nhà khoa học cho biết công trình của họ đồng cho thấy có thể làm tăng khả năng tồn tại sự sống dưới bề mặt sao Diêm Vương.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các bức ảnh chụp một khu vực được thống trị bởi hai gò đất lớn, được gọi là Wright Mons và Piccard Mons. Wright Mons là cao từ 4 đến 5 km và rộng khoảng 150 km, trong khi Piccard Mons cao khoảng 4 7 km và rộng 250 km.
Hai gò đất này bị nghi ngờ chính là ngọn núi lửa băng, bởi cũng có những chỗ trũng cực kỳ sâu ở đỉnh của chúng chứa rất nhiều băng giá.
Nhiều bộ phận cấu trúc địa chất xung quanh của khu vực này còn có biểu hiện bất thường, sần sùi hoặc dạng những gò tròn nhấp nhô. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những gò đất nhỏ hơn này hình thành dưới tác động của địa chấn do núi lửa băng hoạt động.
Kelsi Singer, một nhà khoa học hành tinh tại Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado và là tác giả chính của nghiên cứu này nói với Space.com: “Không có khu vực nào khác trên Sao Diêm Vương trông giống khu vực này. Và nó hoàn toàn độc nhất trong hệ mặt trời".
Không giống như các khu vực khác của Sao Diêm Vương, khu vực này có ít hoặc không có hố va chạm, cho thấy bề mặt được hình thành tương đối gần đây trong thời gian luân chuyển địa chất. Căn cứ vào việc thiếu các miệng núi lửa, khu vực này có thể không già hơn một hoặc hai tỷ năm tuổi, với một số khu vực có thể ít hơn 200 triệu năm tuổi, Singer nói.