Chim đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha) dài 16-19 cm, là loài di cư hiếm có ở Đông Bắc, Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ (dễ bắt gặp tại VQG Xuân Thủy, khu vực Hà Nội). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, vườn, rừng trồng trong thời gian di cư. Là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Ảnh: eBird.Chim đuôi cụt đầu đen (Pitta sordida) dài 16-19 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Nam Bộ, di cư sinh sản hiếm tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao ẩm, rừng tre nứa, bìa rừng, sinh cảnh thành thị trong thời gian di cư.Chim đuôi cụt cánh xanh (Pitta moluccensis) dài 18-21 cm, là loài di cư sinh sản, tương đối phổ biến đến phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu BTTN Vĩnh Cửu), di cư hiếm qua Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, công viên, vườn, rừng ngập mặn.Chim đuôi cụt đầu đỏ (Hydrornis cyanea) dài 19-24 cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Đông Bắc, Bắc, Trung và Nam Bộ (VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp.Chim đuôi cụt bụng vằn (Hydronic elliottii) dài 19-21 cm, là loài định cư không phổ biến trong cả nước, trừ đồng bằng sông Hồng và Tây Nam Bộ (VQG Cúc phương, Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa.Chim đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) dài 20-22 cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước (VQG Cúc Phương, Bạch Mã, Bidoup Núi Bà, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng ghi nhận trong rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh.Chim đuôi cụt gáy xanh (Hydrornis nipalensis) dài 22-26 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Tam Đảo, Xuân Sơn). Loài chim này ưa sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.Chim đuôi cụt đầu hung (Hydrornis oatesi) dài 21-25 cm, là loài định cư không phổ biến đến hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa.Chim đuôi cụt nâu (Hydrornis phayrei) dài 20-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Tam Đảo), hiếm gặp tại Trung và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Chim đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha) dài 16-19 cm, là loài di cư hiếm có ở Đông Bắc, Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ (dễ bắt gặp tại VQG Xuân Thủy, khu vực Hà Nội). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, vườn, rừng trồng trong thời gian di cư. Là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Ảnh: eBird.
Chim đuôi cụt đầu đen (Pitta sordida) dài 16-19 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Nam Bộ, di cư sinh sản hiếm tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao ẩm, rừng tre nứa, bìa rừng, sinh cảnh thành thị trong thời gian di cư.
Chim đuôi cụt cánh xanh (Pitta moluccensis) dài 18-21 cm, là loài di cư sinh sản, tương đối phổ biến đến phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu BTTN Vĩnh Cửu), di cư hiếm qua Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, công viên, vườn, rừng ngập mặn.
Chim đuôi cụt đầu đỏ (Hydrornis cyanea) dài 19-24 cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Đông Bắc, Bắc, Trung và Nam Bộ (VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp.
Chim đuôi cụt bụng vằn (Hydronic elliottii) dài 19-21 cm, là loài định cư không phổ biến trong cả nước, trừ đồng bằng sông Hồng và Tây Nam Bộ (VQG Cúc phương, Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa.
Chim đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) dài 20-22 cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước (VQG Cúc Phương, Bạch Mã, Bidoup Núi Bà, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng ghi nhận trong rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh.
Chim đuôi cụt gáy xanh (Hydrornis nipalensis) dài 22-26 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Tam Đảo, Xuân Sơn). Loài chim này ưa sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.
Chim đuôi cụt đầu hung (Hydrornis oatesi) dài 21-25 cm, là loài định cư không phổ biến đến hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa.
Chim đuôi cụt nâu (Hydrornis phayrei) dài 20-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Tam Đảo), hiếm gặp tại Trung và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.