Trong thời gian qua, các chuyên gia đã phát hiện và theo dõi nhiều tảng băng trôi có kích thước "khủng" có khả năng gây nguy hiểm cho nhân loại. Với diện tích 3.200 km2, A76a hiện là tảng băng trôi lớn nhất hành tinh.Nổi tiếng không kém là tảng băng trôi mang tên A81 rộng khoảng 1.550 km2. Với diện tích bề mặt 3.900 km2, chiều dài 144 km, A68a là mảnh lớn nhất của tảng băng trôi A68.Phần lớn các tảng băng trôi này chỉ nổi một phần trong khi phần lớn chìm dưới mặt nước với độ dày lên tới hàng trăm mét.Những tảng băng khổng lồ này tách ra từ những thềm băng lớn hoặc sông băng trên Trái đất. Chúng được giới chuyên gia theo dõi sát sao vì có thể trở thành thảm họa tồi tệ đối với nhân loại cũng như hệ sinh thái trên thế giới.Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay những tảng băng trôi trên được tách ra là tác động của biến đổi khí hậu. Sau khi tách ra khỏi thềm băng, những tảng băng này trôi nổi trên các đại dương.Nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn, nhiệt độ toàn cầu tăng thì những tảng băng trôi trên sẽ có nguy cơ tan chảy rấy nhanh.Nhà sinh thái học Geraint Tarling tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay khi tan chảy, tảng băng trôi sẽ giải phóng nhiều chất dinh dưỡng có thể có lợi cho sự phát triển của thực vật nhỏ như thực vật phù du ở đáy của lưới thức ăn đại dương.Thế nhưng, ông Tarling cảnh báo tác động tiêu cực của việc các tảng băng trôi "khủng" tan chảy là việc chúng sẽ giải phóng lượng lớn nước ngọt vào đại dương, khiến nước giảm độ mặn và không còn thích hợp cho nhiều sinh vật phù du.Những tác động này sau đó có thể tiếp tục lan rộng hơn trong lưới thức ăn, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài như cá, chim, hải cẩu, cá voi... Nghiêm trọng nhất là một số loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.Thêm nữa, các tảng băng trôi "khủng" tan chảy sẽ làm mực nước biển toàn cầu tăng. Khi ấy, nhiều thành phố, làng mạc ven biển có nguy cơ bị nhấn chìm. Khi ấy, hàng ngàn người sẽ mất nhà cửa, đe dọa tới các hoạt động của chúng ta như nông nghiệp, giao thông đường thủy...Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.
Trong thời gian qua, các chuyên gia đã phát hiện và theo dõi nhiều tảng băng trôi có kích thước "khủng" có khả năng gây nguy hiểm cho nhân loại. Với diện tích 3.200 km2, A76a hiện là tảng băng trôi lớn nhất hành tinh.
Nổi tiếng không kém là tảng băng trôi mang tên A81 rộng khoảng 1.550 km2. Với diện tích bề mặt 3.900 km2, chiều dài 144 km, A68a là mảnh lớn nhất của tảng băng trôi A68.
Phần lớn các tảng băng trôi này chỉ nổi một phần trong khi phần lớn chìm dưới mặt nước với độ dày lên tới hàng trăm mét.
Những tảng băng khổng lồ này tách ra từ những thềm băng lớn hoặc sông băng trên Trái đất. Chúng được giới chuyên gia theo dõi sát sao vì có thể trở thành thảm họa tồi tệ đối với nhân loại cũng như hệ sinh thái trên thế giới.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay những tảng băng trôi trên được tách ra là tác động của biến đổi khí hậu. Sau khi tách ra khỏi thềm băng, những tảng băng này trôi nổi trên các đại dương.
Nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn, nhiệt độ toàn cầu tăng thì những tảng băng trôi trên sẽ có nguy cơ tan chảy rấy nhanh.
Nhà sinh thái học Geraint Tarling tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay khi tan chảy, tảng băng trôi sẽ giải phóng nhiều chất dinh dưỡng có thể có lợi cho sự phát triển của thực vật nhỏ như thực vật phù du ở đáy của lưới thức ăn đại dương.
Thế nhưng, ông Tarling cảnh báo tác động tiêu cực của việc các tảng băng trôi "khủng" tan chảy là việc chúng sẽ giải phóng lượng lớn nước ngọt vào đại dương, khiến nước giảm độ mặn và không còn thích hợp cho nhiều sinh vật phù du.
Những tác động này sau đó có thể tiếp tục lan rộng hơn trong lưới thức ăn, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài như cá, chim, hải cẩu, cá voi... Nghiêm trọng nhất là một số loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Thêm nữa, các tảng băng trôi "khủng" tan chảy sẽ làm mực nước biển toàn cầu tăng. Khi ấy, nhiều thành phố, làng mạc ven biển có nguy cơ bị nhấn chìm. Khi ấy, hàng ngàn người sẽ mất nhà cửa, đe dọa tới các hoạt động của chúng ta như nông nghiệp, giao thông đường thủy...
Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.