Sau hơn 100 năm tìm kiếm, các chuyên gia thuộc Đại học Bangor đã tìm thấy xác tàu đắm SS Mesaba "ngủ vùi" ở đáy biển Ireland. Họ tìm thấy xác tàu đắm này nhờ công nghệ sóng âm đa chùm hiện đại.Điều thú vị khi tìm hiểu về tàu buôn SS Mesaba (trong ảnh) đó là nó đã từng chạy trên Đại Tây Dương vào tháng 4/1912. Đặc biệt, con tàu này đã gửi cảnh báo về tảng băng trôi cho tàu Titanic.Thế nhưng, tàu Titanic (trong ảnh) phớt lờ cảnh báo trên và cuối cùng đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống đáy biển Bắc Đại Tây Dương vào tháng 4/1912. Hậu quả là hơn 1.500 người thiệt mạng trong thảm kịch chìm tàu Titanic.Tàu SS Mesaba được đóng tại Belfast. Con tàu này trúng ngư lôi từ tàu U-118 của Đức vào năm 1918 khi đang trong chuyến hải hành từ Liverpool tới Philadelphia.Hậu quả là tàu SS Mesaba bị đắm cách Tuskar Rock, Đông Nam cảng Rosslare ở Ireland khoảng 21 km. 20 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong vụ đắm tàu này, bao gồm thuyền trưởng.Tàu Mesaba là một trong 273 xác tàu đắm đã được phát hiện "ngủ vùi" trong khu vực rộng 19.425 km2 thuộc vùng biển Ireland.Tiến sĩ Michael Roberts, nhà khoa học địa chất hàng hải là người chỉ đạo cuộc khảo sát sóng âm ở Trường khoa học hải dương của Đại học Bangor. Ông cho hay việc kiểm tra địa điểm đắm tàu giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn cách vật thể ở đáy biển tương tác về mặt vật lý và sinh học. Từ đây, các nhà khoa học sẽ có những đột phá trong lĩnh vực năng lượng hải dương.Trong khi đó, Tiến sĩ Innes McCartney, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Bangor, cho biết phát hiện xác tàu đắm SS Mesaba bằng công nghệ mới hứa hẹn mang tính đột phá trong khảo cổ học hải dương, hứa hẹn thu hút sự quan tâm của các nhà sử học, nhà khoa học biển và cơ quan môi trường."Trước đây, chúng tôi chỉ có thể lặn xuống vài địa điểm một năm để nhận dạng xác tàu thông qua quan sát. Công nghệ sóng âm cho phép chúng tôi phát triển một phương pháp tương đối rẻ để kiểm tra xác tàu. Chúng tôi có thể liên hệ dữ liệu với thông tin lịch sử mà không cần tốn kém tới từng địa điểm", Tiến sĩ McCartney cho hay.Mời độc giả xem video: Bão số 9 Molave giật cấp 17, Tàu cá chìm trên biển khi chạy bão, 12 ngư dân mất tích. Nguồn: VTV TSTC.
Sau hơn 100 năm tìm kiếm, các chuyên gia thuộc Đại học Bangor đã tìm thấy xác tàu đắm SS Mesaba "ngủ vùi" ở đáy biển Ireland. Họ tìm thấy xác tàu đắm này nhờ công nghệ sóng âm đa chùm hiện đại.
Điều thú vị khi tìm hiểu về tàu buôn SS Mesaba (trong ảnh) đó là nó đã từng chạy trên Đại Tây Dương vào tháng 4/1912. Đặc biệt, con tàu này đã gửi cảnh báo về tảng băng trôi cho tàu Titanic.
Thế nhưng, tàu Titanic (trong ảnh) phớt lờ cảnh báo trên và cuối cùng đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống đáy biển Bắc Đại Tây Dương vào tháng 4/1912. Hậu quả là hơn 1.500 người thiệt mạng trong thảm kịch chìm tàu Titanic.
Tàu SS Mesaba được đóng tại Belfast. Con tàu này trúng ngư lôi từ tàu U-118 của Đức vào năm 1918 khi đang trong chuyến hải hành từ Liverpool tới Philadelphia.
Hậu quả là tàu SS Mesaba bị đắm cách Tuskar Rock, Đông Nam cảng Rosslare ở Ireland khoảng 21 km. 20 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong vụ đắm tàu này, bao gồm thuyền trưởng.
Tàu Mesaba là một trong 273 xác tàu đắm đã được phát hiện "ngủ vùi" trong khu vực rộng 19.425 km2 thuộc vùng biển Ireland.
Tiến sĩ Michael Roberts, nhà khoa học địa chất hàng hải là người chỉ đạo cuộc khảo sát sóng âm ở Trường khoa học hải dương của Đại học Bangor. Ông cho hay việc kiểm tra địa điểm đắm tàu giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn cách vật thể ở đáy biển tương tác về mặt vật lý và sinh học. Từ đây, các nhà khoa học sẽ có những đột phá trong lĩnh vực năng lượng hải dương.
Trong khi đó, Tiến sĩ Innes McCartney, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Bangor, cho biết phát hiện xác tàu đắm SS Mesaba bằng công nghệ mới hứa hẹn mang tính đột phá trong khảo cổ học hải dương, hứa hẹn thu hút sự quan tâm của các nhà sử học, nhà khoa học biển và cơ quan môi trường.
"Trước đây, chúng tôi chỉ có thể lặn xuống vài địa điểm một năm để nhận dạng xác tàu thông qua quan sát. Công nghệ sóng âm cho phép chúng tôi phát triển một phương pháp tương đối rẻ để kiểm tra xác tàu. Chúng tôi có thể liên hệ dữ liệu với thông tin lịch sử mà không cần tốn kém tới từng địa điểm", Tiến sĩ McCartney cho hay.
Mời độc giả xem video: Bão số 9 Molave giật cấp 17, Tàu cá chìm trên biển khi chạy bão, 12 ngư dân mất tích. Nguồn: VTV TSTC.