James Green, nhà khoa học chính của NASA trong 40 năm, đã nghỉ hưu tháng 1 vừa qua. Trước khi tạm biệt cơ quan vũ trụ, ông để lại một kế hoạch lớn cho sao Hỏa. James Green nói rằng có thể biến hành tinh đỏ thành một nơi có thể sinh sống và con người có thể phát triển ở đó.Sao Hỏa sẽ cần một lá chắn bảo vệ khổng lồ chống lại những cơn gió năng lượng từ Mặt trời, có như vậy thì mới hình thành được khí hậu thân thiện với con người.Chỉ khi các nhà khoa học ngăn được hành tinh này không bị tước đi bầu khí quyển, áp suất mới tăng lên và sao Hỏa sẽ bắt tự biến đổi để giống Trái đất, trở thành một nơi mà con người sống được. Nhiệt độ và áp suất càng cao, cây càng có nhiều khả năng phát triển. Sao Hỏa là hành tinh duy nhất có cùng những đặc điểm với Trái đất. Nhưng sao Hỏa thiếu một yếu tố then chốt để trở thành Trái Đất thứ hai: Từ trường trên hành tinh đỏ rất yếu. Từ trường vốn rất quan trọng vì nó đóng vai trò như lớp áo giáp bảo vệ hành tinh khỏi gió mặt trời và các hạt ion hóa.Sở dĩ loài người có thể phát triển đến ngày hôm nay là nhờ từ trường của Trái Đất đã ngăn cản hầu hết các hạt mang điện năng lượng cao đến gần bề mặt, đẩy chúng lệch khỏi quỹ đạo. Từ trường cũng giúp ngăn chặn gió mặt trời, vốn có khả năng bào mòn bầu khí quyển theo thời gian. Sao Hỏa thuở ban đầu có bầu khí quyển dày và nhiều nước, nhưng do không có từ trường mạnh, mọi thứ cần thiết cho sự sống dần biến mất. Chúng ta không thể tạo một lớp từ trường tương tự như Trái Đất trên sao Hỏa. Lớp bảo vệ của chúng ta được hình thành bởi hiệu ứng động lực học trong lõi Trái đất, nơi đối lưu của các hợp kim sắt tạo ra trường địa từ của Trái đất. Phần bên trong của hành tinh đỏ nhỏ và lạnh hơn nhiều, không có cách nào để thay đổi phần lõi. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây tiết lộ phương pháp tạo ra từ trường nhân tạo cho hành tinh. Nghiên cứu chỉ ra, nếu muốn có một lớp từ trường tốt, thứ thực sự cần thiết là dòng chảy mạnh của các hạt tích điện, bên trong hành tinh hoặc xung quanh hành tinh. Giả thuyết đầu không khả thi, nên giới khoa học đang tập trung vào cái sau. Các nhà khoa học giả định tạo ra một vòng các hạt tích điện xung quanh sao Hỏa, nhờ vào mặt trăng Phobos của nó. Phobos là một trong hai mặt trăng của sao Hỏa, kích thước của nó lớn hơn mặt trăng còn lại, vị trí cũng cách sao Hỏa khá gần với 8h cho mỗi vòng quay.Họ đề xuất ion hóa các hạt từ bề mặt của Phobos, sau đó gia tốc chúng để tạo ra hình xuyến plasma dọc theo quỹ đạo của Phobos. Điều này sẽ tạo ra một từ trường đủ mạnh để bảo vệ sao Hỏa. Ông Green nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, có nhiều cách để tạo ra một từ trường nhân tạo khổng lồ. Ông nói thêm, chúng ta cũng có thể thay đổi sao Kim bằng một tấm chắn phản chiếu ánh sáng để giảm nhiệt độ của hành tinh.Các mô phỏng đều cho thấy hành tinh này có thể có khí hậu ổn định và trở thành một nơi giống Trái đất trong một vài năm nữa, ông Green cho hay.
>>>Xem thêm video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa (Nguồn: VTC14).
James Green, nhà khoa học chính của NASA trong 40 năm, đã nghỉ hưu tháng 1 vừa qua. Trước khi tạm biệt cơ quan vũ trụ, ông để lại một kế hoạch lớn cho sao Hỏa. James Green nói rằng có thể biến hành tinh đỏ thành một nơi có thể sinh sống và con người có thể phát triển ở đó.
Sao Hỏa sẽ cần một lá chắn bảo vệ khổng lồ chống lại những cơn gió năng lượng từ Mặt trời, có như vậy thì mới hình thành được khí hậu thân thiện với con người.
Chỉ khi các nhà khoa học ngăn được hành tinh này không bị tước đi bầu khí quyển, áp suất mới tăng lên và sao Hỏa sẽ bắt tự biến đổi để giống Trái đất, trở thành một nơi mà con người sống được. Nhiệt độ và áp suất càng cao, cây càng có nhiều khả năng phát triển.
Sao Hỏa là hành tinh duy nhất có cùng những đặc điểm với Trái đất. Nhưng sao Hỏa thiếu một yếu tố then chốt để trở thành Trái Đất thứ hai: Từ trường trên hành tinh đỏ rất yếu. Từ trường vốn rất quan trọng vì nó đóng vai trò như lớp áo giáp bảo vệ hành tinh khỏi gió mặt trời và các hạt ion hóa.
Sở dĩ loài người có thể phát triển đến ngày hôm nay là nhờ từ trường của Trái Đất đã ngăn cản hầu hết các hạt mang điện năng lượng cao đến gần bề mặt, đẩy chúng lệch khỏi quỹ đạo.
Từ trường cũng giúp ngăn chặn gió mặt trời, vốn có khả năng bào mòn bầu khí quyển theo thời gian. Sao Hỏa thuở ban đầu có bầu khí quyển dày và nhiều nước, nhưng do không có từ trường mạnh, mọi thứ cần thiết cho sự sống dần biến mất.
Chúng ta không thể tạo một lớp từ trường tương tự như Trái Đất trên sao Hỏa. Lớp bảo vệ của chúng ta được hình thành bởi hiệu ứng động lực học trong lõi Trái đất, nơi đối lưu của các hợp kim sắt tạo ra trường địa từ của Trái đất. Phần bên trong của hành tinh đỏ nhỏ và lạnh hơn nhiều, không có cách nào để thay đổi phần lõi.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây tiết lộ phương pháp tạo ra từ trường nhân tạo cho hành tinh. Nghiên cứu chỉ ra, nếu muốn có một lớp từ trường tốt, thứ thực sự cần thiết là dòng chảy mạnh của các hạt tích điện, bên trong hành tinh hoặc xung quanh hành tinh. Giả thuyết đầu không khả thi, nên giới khoa học đang tập trung vào cái sau.
Các nhà khoa học giả định tạo ra một vòng các hạt tích điện xung quanh sao Hỏa, nhờ vào mặt trăng Phobos của nó. Phobos là một trong hai mặt trăng của sao Hỏa, kích thước của nó lớn hơn mặt trăng còn lại, vị trí cũng cách sao Hỏa khá gần với 8h cho mỗi vòng quay.
Họ đề xuất ion hóa các hạt từ bề mặt của Phobos, sau đó gia tốc chúng để tạo ra hình xuyến plasma dọc theo quỹ đạo của Phobos. Điều này sẽ tạo ra một từ trường đủ mạnh để bảo vệ sao Hỏa.
Ông Green nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, có nhiều cách để tạo ra một từ trường nhân tạo khổng lồ. Ông nói thêm, chúng ta cũng có thể thay đổi sao Kim bằng một tấm chắn phản chiếu ánh sáng để giảm nhiệt độ của hành tinh.
Các mô phỏng đều cho thấy hành tinh này có thể có khí hậu ổn định và trở thành một nơi giống Trái đất trong một vài năm nữa, ông Green cho hay.
>>>Xem thêm video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa (Nguồn: VTC14).