Việc tìm thấy cỗ quan tài "bay" lơ lửng trên không trong mộ cổ vào tháng 10/2005 là một sự kiện quan trọng trong giới khảo cổ Trung Quốc. Khám phá quan trọng này mở đầu bằng việc các công nhân tiến hành xây dựng ký túc xá trong khuôn viên Cao đẳng Chính Đức ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.Trong quá trình xây dựng, các công nhân tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ nằm cách mặt đất khoảng 1,5m. Theo đó, họ nhanh chóng thông báo giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ.Khi tới nơi, các chuyên gia khảo cổ tiến hành cuộc khai quật. Theo hình dáng ngôi mộ gạch, họ xác định công trình này có từ thời nhà Minh (1403 - 1424), tồn tại hơn 600 năm.Ngôi mộ có chiều dài 7,03m, bên trong có một đường hầm dài 0,13m dẫn vào 3 gian phòng thông nhau. Mỗi gian phòng đều có phần trần hình mái vòm. Phần trần của lăng mộ cao 2,28m. Ảnh minh họa.Khi tiến vào gian chính giữa của lăng mộ, các chuyên gia "hồn xiêu phách lạc" khi thấy một cỗ quan tài "bay" lơ lửng trên không. Sau khi trấn tĩnh lại, họ kiểm tra tỉ mỉ cỗ quan tài. Theo đó, nhóm chuyên gia phát hiện cỗ quan tài dài 2,8m "bay" lơ lửng trên không là nhờ được gắn vào 4 sợi dây xích sắt nối vào 4 góc tường. Mỗi sợi dây sắt có chiều dài lên tới 70m.Một số hiện vật và văn bia trong mộ cho thấy chủ nhân của nó là Dương Khánh, một thái giám thời nhà Minh có liên quan đến con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Cách mai táng này được cho là liên quan đến tư tưởng Đạo giáo, với quan điểm về linh khí và trường sinh bất tử.Theo quan niệm này, con người khi ở cao hơn sẽ hấp thụ linh khí tốt hơn và tránh xa khí độc, nên việc chôn cất treo lơ lửng có thể là một hình thức mai táng theo Đạo giáo.Có giả thuyết cho rằng, chủ nhân của ngôi mộ tin cái chết chỉ là tạm thời và sẽ tái sinh sau này. Họ treo quan tài lơ lửng để bảo vệ cơ thể khỏi xâm phạm từ thế giới bên ngoài, chờ ngày tỉnh lại sau khi tái sinh từ cõi chết.Mời quý độc giả xem thêm video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?
Việc tìm thấy cỗ quan tài "bay" lơ lửng trên không trong mộ cổ vào tháng 10/2005 là một sự kiện quan trọng trong giới khảo cổ Trung Quốc. Khám phá quan trọng này mở đầu bằng việc các công nhân tiến hành xây dựng ký túc xá trong khuôn viên Cao đẳng Chính Đức ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.
Trong quá trình xây dựng, các công nhân tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ nằm cách mặt đất khoảng 1,5m. Theo đó, họ nhanh chóng thông báo giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ.
Khi tới nơi, các chuyên gia khảo cổ tiến hành cuộc khai quật. Theo hình dáng ngôi mộ gạch, họ xác định công trình này có từ thời nhà Minh (1403 - 1424), tồn tại hơn 600 năm.
Ngôi mộ có chiều dài 7,03m, bên trong có một đường hầm dài 0,13m dẫn vào 3 gian phòng thông nhau. Mỗi gian phòng đều có phần trần hình mái vòm. Phần trần của lăng mộ cao 2,28m. Ảnh minh họa.
Khi tiến vào gian chính giữa của lăng mộ, các chuyên gia "hồn xiêu phách lạc" khi thấy một cỗ quan tài "bay" lơ lửng trên không. Sau khi trấn tĩnh lại, họ kiểm tra tỉ mỉ cỗ quan tài. Theo đó, nhóm chuyên gia phát hiện cỗ quan tài dài 2,8m "bay" lơ lửng trên không là nhờ được gắn vào 4 sợi dây xích sắt nối vào 4 góc tường. Mỗi sợi dây sắt có chiều dài lên tới 70m.
Một số hiện vật và văn bia trong mộ cho thấy chủ nhân của nó là Dương Khánh, một thái giám thời nhà Minh có liên quan đến con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Cách mai táng này được cho là liên quan đến tư tưởng Đạo giáo, với quan điểm về linh khí và trường sinh bất tử.
Theo quan niệm này, con người khi ở cao hơn sẽ hấp thụ linh khí tốt hơn và tránh xa khí độc, nên việc chôn cất treo lơ lửng có thể là một hình thức mai táng theo Đạo giáo.
Có giả thuyết cho rằng, chủ nhân của ngôi mộ tin cái chết chỉ là tạm thời và sẽ tái sinh sau này. Họ treo quan tài lơ lửng để bảo vệ cơ thể khỏi xâm phạm từ thế giới bên ngoài, chờ ngày tỉnh lại sau khi tái sinh từ cõi chết.